Cung phản xạ là nội dung được học trong bài 6 Sinh học 8. Để giúp các em học sinh hiểu thêm về cung phản xạ, VnDoc giới thiệu tài liệu Cung phản xạ là gì? Ví dụ về cung phản xạ giúp các em nắm vững kiến thức được học về cung phản xạ, lấy được ví dụ về cung phản xạ và dễ dàng phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong phản xạ đó. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bạn đang xem: Cung phản xạ là gì? Ví dụ về cung phản xạ
Câu hỏi: Cung phản xạ là gì? Nêu ví dụ về cung phản xạ
Lời giải
– Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da …) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến …)
Ví dụ
+ Khi tay chạm vào ngọn nến →cảm thấy đau (nhờ thụ quan cảm giác đau trong da) →xung thần kinh theo noron hướng tâm noron trung gian ở trung ương thần kinh → phân tích xung thần kinh → noron li tâm → cơ ở tay → cơ co → rụt tay lại.
+ Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược lại về trung khu thần kinh nhờ noron hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác hoặc chưa đầy đủ → phát lệnh điều chỉnh → dây li tâm → cơ quan phản ứng → Vòng phản xạ.
1. Cấu tạo và chức năng của noron
– Cấu tạo của một noron điển hình:
+ Thân noron có chứa nhân
+ Sợi phân nhánh ở các góc thân
+ Sợi trục ở một góc thân, bên ngoài có các bao mielin, khoảng cách giữa các bao mielin gọi là eo Ranvie
– Chức năng: có 2 chức năng cơ bản:
+ Cảm ứng: khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh.
+ Dẫn truyền xung thần kinh: khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định, từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân noron và truyền dọc theo sợi trục nhờ xinap.
– Các loại noron: có 3 loại
Các loại noron
Vị trí
Chức năng
Nơron hướng tâm (Nơron cảm giác)
Thân nằm bên ngoài trung ương TK
Truyền xung TK từ cơ quan thụ cảm đến trung ương TK
Nơron trung gian (nơron liên lạc
Nằm trong trung ương TK
Liên hệ giữa các nơron
Xem thêm : Hiến pháp đề cao quyền tự do lao động của công dân
Nơron li tâm (nơron vận động)
Thân nằm trong trung ương TK, sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng.
Truyền xung TK từ trung ương tới cơ quan phản ứng
2. Cung phản xạ
Phản xạ
– Ví dụ:
+ Sờ tay vào vật nóng → rụt tay lại
+ Nhìn thấy quả chua → tiết nước bọt
– Khái niệm: Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
– Lưu ý: Hiện tượng ở thực vật (khi chạm tay vào cây trinh nữ, lá cây cụp lại) không phải là phản xạ vì thực vật không có hệ thần kinh.
Tay chạm vào vật nóng thì rụt lại, đèn sáng chiếu vào mắt thì đồng tử (con ngươi) co lại, thức ăn vào miệng thì tuyến nước bọt tiết nước bọt… Các phản ứng đó gọi là phản xạ. Mọi hoạt động của cơ thể đều là phản xạ.
Cung phản xạ
– Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da …) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến …)
– Thành phần 1 cung phản xạ gồm 5 yếu tố: cơ quan thụ cảm, 3 noron (noron hướng tâm, noron trung gian và noron li tâm) và cơ quan cảm ứng.
Vòng phản xạ
Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích của môi trường sẽ phát xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây li tâm tới cơ quan phản ứng. Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo dây hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác hoặc đã đầy đủ thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy mà cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích
– Khái niệm: vòng phản xạ là luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi. Đường phản hồi thông tin ngược về trung ương thần kinh để điều chỉnh phản ứng.
– Cung phản xạ:
– Các phản xạ đều được thực hiện theo một vòng khép kín
– Lưu ý: dù phản ứng chỉ 1 lần đã đáp ứng được yêu cầu trả lời kích thích thì vẫn có thông tin ngược. Vì vậy dù phản xạ đơn giản nhất thì xung thần kinh vẫn được truyền trong vòng phản xạ
3. Giải đáp các câu hỏi
1. Phản xạ là gì? Hãy lấy vài ví dụ về phản xạ.
Trả lời:
Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường ngoài hoặc môi trường trong dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Ví dụ: Khi tay chạm vào vật nóng thì co tay lại, khi ăn thì tiết nước bọt, trời rét thì nổi da gà, chiếu sáng vào mắt, mắt sẽ nheo lại…
2. Nêu một ví dụ về phản xạ và phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong phản xạ đó.
Trả lời:
– Ví dụ: Khi ta nghe thấy tiếng gọi tên mình ở phía sau, ta quay đầu lại, đó là phản xạ
Xem thêm : Bà bầu ăn trứng vịt lộn có được không và nên ăn bao nhiêu là tốt?
– Phân tích ví dụ: Âm thanh gọi tên ta kích thích vào cơ quan thụ cảm thính giác làm phát sinh xung thần kinh truyền theo dây thần kinh hướng tâm về thần kinh trung ương, từ thần kinh trung ương phát đi xung thần kinh theo dây thần kinh ly tâm tới cơ quan phản ứng làm ta quay đầu lại phía có tiếng gọi.
3. Từ một ví dụ cụ thể đã nêu, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó.
Trả lời:
Ví dụ: Chạm tay vào vật nóng thì co tay lại.
Cung phản xạ này là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng. Cụ thể:
STT
YẾU TỐ
CHỨC NĂNG
1
Cơ quan thụ cảm
Tiếp nhận kích thích (hơi nóng), phát sinh xung thần kinh.
2
Nơron hướng tâm
Dẫn truyền xung thần kinh (từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh).
3
Trung ương thần kinh
Phân tích và xử lí các xung thần kinh cảm giác, làm phát sinh xung thần kinh vận dộng.
4
Nơron li tâm
Dẫn truyền xung thần kinh vận động (từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng hay còn gọi là cơ quan trả lời).
5
Cơ quan phản ứng
Hoạt động để trả lời kích thích (biểu hiện ở phản ứng tiết và phản ứng vận động đó là co tay lại).
–
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Cung phản xạ là gì? Ví dụ về cung phản xạ. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các bạn học tốt môn Sinh học 8, từ đó đạt điểm cao trong các bài kiểm tra Sinh học 8 sắp tới.
Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, và các đề học kì 1 lớp 8 và đề thi học kì 2 lớp 8 được cập nhật liên tục trên VnDoc.
- Giải bài tập trang 23 SGK Sinh lớp 8: Phản xạ
- Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 6: Phản xạ
- Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 6: Phản xạ (rút gọn)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp