Trong cuộc sống có thể thấy pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết đối với Nhà nước và mỗi cá nhân. Đặc biệt những dấu hiệu trưng của pháp luật tạo nên sự khác biệt so với các phương thức khác như phong tục tập quán, án lệ,… Bài viết xin đưa ra nội dung Ví dụ về tính quy phạm phổ biến của pháp luật để giúp bạn đọc hiểu hơn về đặc trưng trên của pháp luật.
- Mức lãi suất cho vay tối đa của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật là bao nhiêu?
- Sữa chua hết hạn có ăn được không? Cách tận dụng sữa chua hết hạn
- Cách làm cút lộn xào me chua chua ngọt ngọt đơn giản
- Khí Metan CH4 là gì?Novigas chuyên cung cấp CH4 chất lượng
- Cách xử lý an toàn khi rò rỉ khí gas trong gia đình
Tính quy phạm phổ biến của pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung được nhà nước thừa nhận hoặc ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng và mục đích của nhà nước.
Bạn đang xem: Ví dụ về tính quy phạm phổ biến của pháp luật
Pháp luật có những thuộc tính riêng. Những thuộc tính của pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng riêng, chỉ có của pháp luật giúp phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác. Trong đó phải kể đến một số dấu hiệu như tính quy phạm phổ biến; tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức; Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện.
Có thể thấy pháp luật được tạo bởi hệ thống các quy phạm pháp luật, quy phạm là tế bào của pháp luật, là khuôn mẫu, là mô hình xử sự chung. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật được hiểu là những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người và trong mọi lĩnh vực. Trong xã hội các hành vi xử sự của con người rất khác nhau, tuy nhiên trong nhưng hoàn cảnh điều kiện nhất định vẫn đưa ra được cách xử sự chung phù hợp với đa số.
Pháp luật gồm các quy tắc xử sự chung, được thể hiện trong những hình thức xác định, có kết cấu logic rất chặt chẽ và được đặt ra không phải xuất phát từ một trường hợp cụ thể mà là sự khái quát hóa từ rất nhiều những trường hợp có tính phổ biến trong xã hội. Điều này đã làm cho quy định pháp luật có tính khái quát hóa cao, là những khuôn mẫu điển hình để các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thực hiện theo khi gặp phải những tình huống mà pháp luật đã dự liệu.
Cũng như quy phạm pháp luật đối với các quy phạm xã hội khác đều có những quy tắc xử sự chung, nhưng khác với các quy phạm xã hội, pháp luật có tính quy phạm phổ biến. Các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trên lãnh thổ, việc áp dụng các quy phạm này chỉ bị đình chỉ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, bổ sung, sửa đổi bằng những quy định khác hoặc thời hiệu áp dụng các quy phạm đã hết.
Xem thêm : QUY ĐỊNH VỀ “BỊ HẠI” TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015.
Nhà nước ban hành hay thừa nhận không chỉ dành riêng cho một cá nhân, tổ chức cụ thể mà áp dụng cho tất cả các chủ thể. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật dựa trên ý chí của nhà nước “được đề lên thành luật”
Ý nghĩa của tính quy phạm phổ biến của pháp luật
Pháp luật ra đời vì nhu cầu của xã hội, giữ gìn trật tự của xã hội , bảo vệ toàn dân , làm cho toàn dân được an cư lạc nghiệp ,khiến đất nước hòa bình thịnh vượng ,dân chủ văn minh. Do đó tính quy phạm phổ biến của pháp luật giúp pháp luật phổ biến, rộng khắp và gần gũi đến người dân. Ai cũng cần tuân thủ và làm theo pháp luật, mọi người đều bình đẳng, công bằng trước pháp luật.
Khi xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ mà các bên không thể giải quyết được,và phải nhờ cơ quan nhà nước (hoặc cơ quan của tổ chức xã hội) có thẩm quyền giải quyết sẽ dựa trên những quy phạm cụ thể để đưa ra cách giải quyết sao cho đúng pháp luật.
Bên cạnh đó quy phạm pháp luật cũng là quyền đồng thời là nghĩa vụ của công dân.
Ví dụ về tính quy phạm phổ biến của pháp luật
Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đặc trưng của pháp luật qua tính quy phạm thì chúng tôi xin đưa ra Ví dụ về tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
Xem thêm : Dành hay giành, từ nào mới là đúng chính tả? Cách sử dụng đúng
Theo Điều 8, Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA- BGTVT, quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy đều phải đội mũ bảo hiểm. Cụ thể:
“Điều 8. Trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy khi tham gia giao thông có trách nhiệm:
1. Đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cài quai mũ theo quy định sau đây: a) Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm; b) Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu”.
Có thể thấy quy định đội mũ bảo hiểm là quy định bắt buộc mang tính quy phạm phổ biến mà ai cũng phải thực hiện theo chứ không giành riêng cho cá nhân hay tổ chức nào.
Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Ví dụ về tính quy phạm phổ biến của pháp luật. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp