Tìm hiểu Pháp luật

Gồm có hai nhóm quan hệ xã hội:

– Quan hệ về tài sản: là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản; tài sản được biểu hiện dưới các dạng khác nhau như: vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh mang tính chất hàng hóa tiền tệ, sự đền bù ngang giá trong trao đổi là biểu hiện của quan hệ hàng hóa – tiền tệ, là đặc trưng của quan hệ dân sự. Mặc dù vậy không phải tất cả các quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh đều mang tính chất đền bù ngang giá, như: quan hệ tặng cho tài sản, thừa kế tài sản… Sở dĩ như vậy vì những loại quan hệ này còn chịu sự chi phối của yếu tố tình cảm, quan hệ huyết thống và đây không phải là những loại quan hệ mang tính chất đặc trưng của các giao dịch dân sự.

– Quan hệ nhân thân: là quan hệ liên quan đến các giá trị tinh thần của con người. Các quyền nhân thân của con người là quyền dân sự gắn liền với một chủ thể không thể chuyển giao cho người khác. Luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ nhân thân bằng cách xác định những giá trị nhân thân nào được coi là quyền nhân thân, đồng thời quy định các biện pháp thực hiện, bảo vệ các quyền nhân thân. Quan hệ nhân thân mà Luật Dân sự điều chỉnh được chia thành hai loại:

+ Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản như: họ tên, danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân… Đây là những quyền nhân thân không thể dịch chuyển cho các chủ thể khác và không xác định được bằng tiền, không thể mang ra trao đổi ngang giá.

+ Quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản như: quyền sở hữu trí tuệ, gồm: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp (như các phát minh, sáng chế…). Đây là các quan hệ nhân thân gắn với lợi ích vật chất, là những giá trị nhân thân khi được xác lập sẽ làm phát sinh các quyềnvề tài sản. Quyền nhân thân là tiền đề làm phát sinh các quyền tài sản