Chủ phương tiện muốn di chuyển qua các trạm BOT trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ cần nộp mức phí 10.000 – 340.000 VNĐ/lượt. Chủ phương tiện có thể tìm hiểu chi tiết mức thu phí cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ trong bài viết dưới đây.
1. Thông tin chung về cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ
Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ ký hiệu là CT01, có chiều dài toàn tuyến là 30 km. Tuyến cao tốc này có điểm đầu là nút giao Pháp Vân, Hoàng Liệt, Hoàng Mai (Km 182+300 QL1A). Điểm cuối là Cầu Giẽ (Phú Xuyên) nối tiếp với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình (Km 212+500 QL1A).
Bạn đang xem: Biểu mức thu phí cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ
Tuyến cao tốc này có 5 nút giao là:
- Nút giao Pháp Vân kết nối với đường vành đai 3 Hà Nội.
- Nút giao Thường Tín kết nối với đường tỉnh 247.
- Nút giao Vạn Điểm.
- Nút giao Đại Xuyên kết nối với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình.
- Nút giao Cầu Giẽ liên kết với Quốc lộ 1A tại Đồng Văn, Duy Tiên, Hà Nam.
Toàn tuyến có 6 làn xe chạy (mỗi chiều 3 làn) với vận tốc tối thiểu là 60km/h, tối đa là 100km/h; 2 làn dừng khẩn cấp (mỗi chiều một làn).
2. Các trạm BOT tại cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ
Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ hiện có 8 trạm thu phí. Đó là:
- Trạm thu phí Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ: WV56+2H Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam.
- Trạm thu phí Đại Xuyên 2: Đại Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội, Việt Nam
- Trạm thu phí Vạn Điểm: Cầu Chui Vạn Điểm, Vạn Điểm, Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam.
- Trạm thu phí Thường Tín: ĐT427, Hà Hồi, Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam.
- Trạm thu phí Liêm Tuyền: Liêm Tuyền, Thanh Liêm, Hà Nam, Việt Nam.
- Trạm thu phí Vực Vòng: Yên Bắc, Duy Tiên, Hà Nam, Việt Nam.
- Trạm thu phí Nam Cầu Giẽ: Duy Minh, Duy Tiên, Hà Nam, Việt Nam.
- Trạm thu phí Cao Bồ: Đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, Yên Tiến, Ý Yên, Nam Định, Việt Nam.
3. Phí cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ
Xem thêm : Cá voi có thường xuyên tấn công con người?
Chủ phương tiện giao thông khi đi qua cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ cần nộp mức phí nhất định theo bảng sau:
- Loại 1: Xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi hoặc xe buýt công cộng, xe tải dưới 2 tấn
- Loại 2: Xe ô tô có 12 – 30 chỗ ngồi hoặc xe tải từ 2 – dưới 4 tấn
- Loại 3: Xe ô tô có từ 31 chỗ ngồi trở lên hoặc xe tải từ 4 – dưới 10 tấn
- Loại 4: Xe tải từ 10 – dưới 18 tấn hoặc xe chở hàng bằng container 20 fit
- Loại 5: Xe tải từ 18 tấn trở lên hoặc xe chở hàng bằng container 40 fit
Lộ trìnhPhương tiện giao thông chịu phíLoại 1 (VNĐ)Loại 2 (VNĐ)Loại 3 (VNĐ)Loại 4 (VNĐ)Loại 5 (VNĐ)Pháp Vân – Thường TínVé lượt10.000 20.000 20.000 30.000 50.000 Vé tháng300.000 600.000 600.000 900.000 1.500.000 Pháp Vân – Vạn ĐiểmVé lượt25.000 35.000 50.000 60.000 100.000 Vé tháng750.000 1.050.000 1.500.000 1.800.000 3.000.000 Pháp Vân – Đại XuyênVé lượt35.000 45.000 55.000 85.000 130.000 Vé tháng1.050.000 1.350.000 1.650.000 2.550.000 3.900.000 Pháp Vân – Hà NamVé lượt35.000 45.000 55.000 85.000 135.000 Vé tháng1.050.000 1.350.000 1.650.000 2.550.000 4.050.000 Pháp Vân – Vực VòngVé lượt50.000 65.000 85.000 115.000 175.000 Pháp Vân – Liêm TuyềnVé lượt65.000 85.000 115.000 145.000 220.000 Pháp Vân – Cao BồVé lượt105.000 145.000 195.000 225.000 340.000
Lưu ý: Cước phí trong bảng trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT)
Xem thêm: Biểu phí cao tốc Pháp Vân Ninh Bình
4. Thu phí không dừng cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ
Từ 10/6/2020, các trạm thu phí trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đã bắt đầu triển khai thu phí tự động không dừng. Bên cạnh đó, từ tháng 7/2020, BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ sẽ ngừng bán vé tháng/quý thủ công (MTC). Vì thế, các chủ phương tiện muốn mua vé tháng/quý của tuyến cao tốc này cần sử dụng dịch vụ thu phí không dừng.
Xem thêm : Ký hiệu bản đồ là gì?
Không chỉ vậy, hình thức thu phí không dừng cũng mang lại nhiều lợi ích nổi bật cho chủ phương tiện di chuyển trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ như:
- Thanh toán tiện lợi: Chủ phương tiện không cần mua vé giấy, trả tiền mặt. Hệ thống sẽ tự động nhận diện xe và trừ tiền trong tài khoản.
- Tránh gây ùn tắc: Xe không cần dừng lại để mua vé tại BOT nên không gây ùn tắc. Đặc biệt, tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ thường xuyên xảy ra ùn tắc do lưu lượng xe lưu thông nhiều, cộng thêm khâu dừng lại để mua vé. Vì thế, sử dụng dịch vụ thu phí không dừng là giải pháp tối ưu giúp giảm ách tắc trên tuyến cao tốc này.
- Quản lý hoá đơn dễ dàng: Mọi hóa đơn đều được lưu lại trong lịch sử giao dịch. Khách hàng chỉ cần mở app ra là có thể xem lại thông tin hóa đơn.
Để hưởng những lợi ích này, chủ phương tiện hãy sử dụng dịch vụ thu phí không dừng của VDTC bằng cách dán thẻ ePass.
VDTC là đơn vị trực thuộc của Viettel – tập đoàn có tên tuổi và uy tín nhất nước ta hiện nay. VDTC phát triển các điểm dán thẻ ePass đa dạng, giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận như: các điểm dán thẻ lưu động, điểm dịch vụ của Viettel trên cả nước và đặc biệt hơn cả là hình thức dán thẻ tại nhà.
Chủ phương tiện có thể thanh toán chi phí qua tài khoản ePass hoặc Viettel Pay. Ngoài ra, khi nạp tiền vào các tài khoản này, quý khách hàng vẫn có thể rút ra được dễ dàng.
Tiết kiệm thời gian, thuận tiện di chuyển, thanh toán nhanh chóng là những gì mà thẻ ePass có thể mang lại cho các chủ phương tiện. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không dán thẻ ePass để di chuyển và nộp tiền thu phí cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đơn giản, dễ dàng ngay từ hôm nay.
ePass tiên phong giao thông số – Dán thẻ suôn sẻ hành trình
- Đăng ký dán thẻ tại nhà: tại đây
- Tải App:
- IOS: tại đây
- Android: tại đây
- Liên hệ Trung tâm chăm sóc khách hàng 24/7: 19009080
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp