Gió Tây ôn đới có nguồn gốc xuất phát từ?

Trong chương trình Địa lý lớp 10 (cơ bản), tại bài số 12, chúng ta được học về Sự phân bố khí áp, một số loại gió chính. Một câu hỏi được đặt ra trong bài học là: Gió Tây ôn đới có nguồn gốc xuất phát từ? Cùng chúng tôi tim hiểu để có thêm thông tin hữu ích qua bài viết này nhé.

Câu hỏi:

Gió Tây ôn đới có nguồn gốc xuất phát từ?

A. Các khu áp thấp ở 2 chí tuyến về phía vùng áp thấp ôn đới

B. Các khu áp cao ở 2 chí tuyến về phía vùng áp thấp xích đạo

C. Các khu áp cao ở 2 chí tuyến về phía vùng áp thấp ôn đới

D. Các khu áp thấp ở 2 chí tuyến về phía vùng áp thấp xích đạo

Đáp án đúng C.

Gió Tây ôn đới có nguồn gốc xuất phát từ các khu áp cao ở 2 chí tuyến về phía vùng áp thấp ôn đới, gọi là gió Tây vì hướng chủ yếu của gió này là hướng tây (ở bán cầu Bắc là hướng tây nam, ở bán cầu Nam là hướng tây bắc).

Giải thích lý do chọn đáp án C:

Trên Trái Đất có một số loại gió chính là: gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch, gió mùa và gió địa phương. Trong đó:

Gió Mậu dịch là loại gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về Xích đạo; gió này có hướng đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam. Gió thổi quanh năm và khá đều đặn theo hướng dần như cố định, tính chất của gió nói chúng là khô.

Gió mùa là gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược lại nhau. Gió mùa thường có ở đới nóng như: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ô-xtrây-li-a… và một số nơi thuộc vĩ độ trung bình như: phía đông Trung Quốc, Đông Nam Liên bang Nga, Đông Nam Hoa Kì…

Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các khu áp cao chí tuyến về phía áp thấp ôn đới. Sở dĩ gọi là gió Tây vì hướng chủ yếu của gió này là hướng tây (ở bán cầu Bắc là hướng tây nam, ở bán cầu Nam là hướng tây bắc).

Gió địa phương gồm các loại gió biển, gió đất, gió fơn. Gió biển và gió đất hình thành ở vùng ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm.

Gió Tây thổi quanh năm, thường mang theo mưa, suốt bốn mùa độ ẩm rất cao. ở Va-len-xi-a mưa tới 264 ngày/năm với 1,416 mm nước, mưa nhỏ, chủ yếu là mưa bụi, mưa phùn.