Phí đăng kiểm xe ô tô 2021 mới nhất

Phí đăng kiểm ô tô 2021 và thủ tục đăng kiểm ô tô

Thủ tục và phí đăng kiểm xe ô tô là điều cần biết và vô cùng thiết yếu đối với những người đang muốn sở hữu 1 chiếc “xế hộp” cho riêng mình. Vậy nên hãy tham khảo ngay bài viết sau để biết được những lưu ý cần thiết giúp cho việc thực hiện được thuận lợi và nhanh chóng nhất nhé!

Đăng kiểm xe ô tô là gì?

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, đăng kiểm xe ô tô là quy trình bắt buộc mà chủ phương tiện cần phải thực hiện để có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông một cách hợp lệ. Nên dù cho là xe mới hay xe đã qua sử dụng thì cũng đều phải trải qua quá trình kiểm tra của Cục Đăng kiểm Việt Nam về chất lượng hoạt động, an toàn kỹ thuật và cả mức độ thân thiện với môi trường.

Theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải về việc quản lý và vận hành vận tải đảm bảo an toàn giao thông đã nêu rõ rằng việc đăng kiểm xe ô tô là việc làm bắt buộc nếu một chiếc xe ô tô muốn được lưu thông trên đường bộ.

Nếu qua kiểm tra, phương tiện đã đạt tiêu chuẩn thì sẽ được cấp phép sử dụng xe (trong trường hợp là xe mới) hoặc gia hạn (trong trường hợp là xe cũ) để phương tiện được lưu thông. Còn nếu chưa đạt yêu cầu thì chủ xe sẽ phải bảo dưỡng, sửa chữa các lỗi hỏng hóc của xe cho đến khi đạt đúng tiêu chuẩn mà trung tâm kiểm định yêu cầu thì mới được cấp phép sử dụng.

Quy trình đăng kiểm xe ô tô bao gồm những thủ tục gì?

Chủ phương tiện mang xe ô tô đến trung tâm đăng kiểm xe cơ giới được Bộ Giao Thông vận tải cấp phép tại Tỉnh hay Thành phố nơi cư trú, sau đó cần tiến hành các thủ tục đăng kiểm theo trình tự như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ đăng kiểm bao gồm đăng ký xe, đăng kiểm cũ (nếu là xe cũ), bảo hiểm trách nhiệm dân sự (có thể mua bảo hiểm tại quầy), viết tờ khai. Sau đó thì đóng phí đăng kiểm xe ô tô bao gồm phí kiểm định xe cơ giới và lệ phí cấp chứng nhận.
  • Bước 2: Tiến hành qua trình kiểm tra xe. Nếu xe có vấn đề không đạt yêu cầu đề ra, nhân viên đăng kiểm sẽ thông báo biển số xe để chủ xe mang đi sửa rồi quay lại. Vì vậy, chủ xe nên kiểm tra bảo, dưỡng xe cẩn thận trước khi đi đăng kiểm để tránh mất thời gian.
  • Bước 3: Chủ xe đóng phí bảo trì đường bộ. Nếu xe đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đăng kiểm, nhân viên đăng kiểm sẽ thông báo biển số xe để chủ xe đóng phí bảo trì đường bộ.
  • Bước 4: Dán tem đăng kiểm mới. Khi đã hoàn tất mọi thủ tục trên, lái xe chờ để được dán tem đăng kiểm mới và nhận hồ sơ là hoàn tất. Tem đăng kiểm sẽ gồm có tem kinh doanh là màu vàng và tem không kinh doanh là màu xanh dương.

Hồ sơ đăng kiểm xe ô tô bao gồm những gì?

Khi đi đăng kiểm bạn sẽ cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:

  • CMND chủ phương tiện photo thành 3 bản (Đem theo bản chính)
  • Hộ khẩu chủ phương tiện photo thành 3 bản (Đem theo bản chính)
  • Tờ khai đăng ký xe 2 bản chính theo mẫu quy định
  • Giấy tờ gốc của xe ô tô (hóa đơn VAT, giấy xuất xưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường)
  • Cà số khung, số máy của xe ô tô
  • Tờ khai thuế trước bạ theo mẫu quy định
  • Bản chính Bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
  • Bản chính giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cải tạo (đối với xe mới cải tạo)
  • Giấy chứng nhận lắp thiết bị giám sát hành trình theo đúng quy định.

Thời hạn đăng kiểm xe ô tô

Thời hạn để đăng kiểm xe ô tô (hay còn gọi là chu kỳ kiểm định xe) đã được Bộ Giao thông vận tải quy định rõ ràng đối với từng loại xe như sau:

  1. Xe ô tô chở người các loại đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải
  2. Đã sản xuất được đến 07 năm: Thời hạn đăng kiểm đầu 30 tháng, thời hạn đăng kiểm định kỳ là 18 tháng
  3. Đã sản xuất được trên 07 năm đến 12 năm: Thời hạn đăng kiểm định kỳ là 12 tháng
  4. Đã sản xuất được trên 12 năm: Thời hạn đăng kiểm định kỳ sẽ là 06 tháng
  5. Xe ô tô chở người các loại đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải và xe ô tô chở người các loại trên 09 chỗ (Cải tạo thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi một trong các hệ thống xe như lái, phanh, truyền lực và treo)
  6. Loại Cải tạo: Chu kỳ đăng kiểm lần đầu là 12 tháng, các lần định kỳ tiếp theo là 06 tháng.
  7. Loại không cải tạo: Chu kỳ đăng kiểm xe ô tô loại này là 18 tháng cho lần đầu tiên, và định kỳ 06 tháng cho các làn tiếp theo.
  8. Xe ô tô tải các loại, xe chuyên dùng, xe đầu kéo, rơ moóc và sơ mi rơ moóc
  9. Xe ô tô tải các loại, xe chuyên dùng, xe đầu kéo đã sản xuất đến 07 năm, và rơ moóc với sơ mi rơ moóc đã sản xuất đến 12 năm: Thời hạn đăng kiểm lần đầu là 24 tháng và chu kỳ đăng kiểm định kỳ sẽ là 12 tháng
  10. Xe ô tô tải các loại, xe chuyên dùng, xe đầu kéo đã sản xuất trên 07 năm, và rơ moóc, sơ mi rơ moóc đã sản xuất trên 12 năm: Thời hạn đăng kiểm định kỳ sẽ là 06 tháng một lần
  11. Xe ô tô tải các loại, xe chuyên dùng, xe đầu kéo, rơ moóc và sơ mi rơ moóc có cải tạo: Thời hạn đăng kiểm là 12 tháng với lần đầu và chu kỳ đăng kiểm định kỳ là 06 tháng cho các lần tiếp.
  12. Xe ô tô chở người các loại trên 09 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên, và xe tải các loại, xe đầu kéo đã sản xuất từ 20 năm trở lên: Thời hạn đăng kiểm định kỳ sẽ là 03 tháng một lần.

Một số trường hợp xe ô tô sẽ bị từ chối đăng kiểm cần lưu ý

Sau đây là một só trường hợp xe ô tô sẽ bị từ chối đăng kiểm mà bạn cần đặc biệt lưu ý như sau:

  • Xe ô tô lắp các loại vật cản đèn chiếu sáng sai quy định
  • Xe ô tô bị từ chối đăng kiểm khi chủ xe chưa đóng tiền phạt nguội do vi phạm giao thông. Nên các lái xe cần phải thực hiện nghĩa vụ nộp phạt hành chính đầy đủ thì mới có thể đăng kiểm cho phương tiện của mình.
  • Các loại xe kinh doanh vận tải thuộc diện cần phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) nhưng không chấp hành cũng sẽ bị từ chối đăng kiểm.
  • Xe Van lắp thêm ghế sau dù có sử dụng hay không cũng đều là sai quy định và chắc chắn sẽ không được đăng kiểm.

Chi phí đăng kiểm xe ô tô mới cập nhật 2021

Chi phí đăng kiểm xe ô tô hiện nay vẫn áp dụng theo Thông tư số 238/2016/TT-BTC được cấp ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính. Chủ phương tiện cần lưu ý là phí đăng kiểm xe ô tô cũ và xe ô tô mới đều như nhau, không phân biệt mới cũ mà phân biệt dựa trên chủng loại của phương tiện. Và chủ xe cần đóng hai loại phí cơ bản đó là phí đăng kiểm và phí đường bộ cho phương tiện của mình, cụ thể như sau:

Phí đăng kiểm xe ô tô mới nhất hiện nay 2021

Dưới đây là bảng chi phí đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ, mời quý khách tham khảo:

Phí bảo trì đường bộ xe ô tô 2021

Phí đường bộ hay phí bảo trì đường bộ đều để chỉ một loại phí mà chủ phương tiện giao thông phải nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì, sửa chữa và nâng cấp đường bộ, phục vụ cho các phương tiện đã đóng phí lưu thông trên đường bộ. Phí đường bộ sẽ được thu theo tháng hoặc theo năm với mức phí do Nhà nước quy định.

Quý khách có thể tham khảo biểu phí đường bộ mới nhất 2021 tại đây:

Lưu ý:

  • Mức thu của 01 tháng năm thứ 2 (từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 24 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) sẽ bằng 92% mức phí của 01 tháng trong Biểu phí trên.
  • Mức thu của 01 tháng năm thứ 3 (từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 30 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) sẽ bằng 85% mức phí của 01 tháng trong Biểu phí trên.
  • Thời gian tính phí theo Biểu phí trên sẽ được tính từ khi đăng kiểm xe và không bao gồm thời gian của thời hạn đăng kiểm trước đó. Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí của thời hạn trước, thì phải nộp bổ sung và số tiền phải nộp sẽ bằng Mức thu 01 tháng nhân với số tháng phải nộp của chu kỳ trước đó.
  • Khối lượng toàn bộ là: Khối lượng toàn bộ của xe ô tô được cho phép tham gia giao thông ghi trên giấy chứng nhận kiểm định của phương tiện.

Những việc cần làm trước khi đi đăng kiểm xe ô tô là gì?

Việc đăng kiểm ô tô là điều cần thiết đối với mọi chiếc xe. Đối với những chiếc xe ô tô mới thì bạn chỉ cần vệ sinh và làm sạch sơ qua chiếc xe là có thể đem đi đăng kiểm bình thường.

Còn riêng những chiếc xe ô tô cũ, để việc đăng kiểm có thể diễn thuận lợi và nhanh chóng hơn thì bạn nên chuẩn bị những việc sau:

  • Lau sạch biển số ở cả trước và sau để giúp nhân viên đăng kiểm dễ dàng kiểm tra.
  • Lau sạch số máy và số khung, kiểm tra kĩ xem các số có bị mờ không.
  • Mở cabin kiểm tra mức nước làm mát động cơ, nước rửa kính, dầu phanh, dầu trợ lực của xe và quan sát các dấu hiệu khác trong khoang động cơ, nếu cần thì nên thay thế hoặc không thì tra thêm cho xe sao cho phù hợp.
  • Kiểm tra cần gạt nước và phần phun nước. Bạn có thể sử dụng thử để kiểm tra hoạt động của nó.
  • Kiểm tra nội – ngoại thất xem có bộ phận nào của xe ô tô cần được bảo dưỡng hay thay thế hay không
  • Sử dụng dụng cụ đo áp suất lốp để căn chỉnh và tạo mức áp suất lốp phù hợp, cùng với đó là nên kiểm tra kỹ bánh xe, đảm bảo bánh xe không có dấu hiệu lệch.

Trên đây là mọi thông tin cần biết về quá trình làm thủ tục đăng kiểm cho xe cơ giới mà Ô TÔ CHÍNH HÃNG chúng tôi đã tổng kết lại để gửi cho người đọc tham khảo. Hãy để lại bình luận để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc một cách nhanh chóng nhé!