Phiên mã là gì? Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực?

1. Cấu trúc của ARN:

ARN là một phần quan trọng trong quá trình phiên mã, để có thể hiểu được bản chất của quá trình phiên mã, trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ ARN là gì?

ARN có cấu trúc gần giống với ADN và được chia thành 3 loại là: ARN thông tin, ARN vận chuyển, ARN Riboxom.

2. Chức năng của ARN:

ARN có các chức năng sau đây:

Thứ nhất, ARN thông tin (hay còn gọi là mARN). mARN có cấu trúc dạng mạch đơn thẳng với đầu 5’ có trình tự nu đặc hiệu nằm gần codon mở đầu. Cấu trúc này nhằm để các riboxom có thể nhận biết và gắn vào. Về chức năng thì mARN được dùng làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã.

Thứ hai, ARN vận chuyển (hay còn gọi là tARN). tARN có cấu trúc dạng mạch đơn tự xoắn với 3 thùy và đầu 3’ mang axit amin có 1 bộ ba đối mã đặc hiệu riêng. Về chức năng thì tARN được dùng để vận chuyển các a.a tới riboxom, dịch chuyển thông tin di truyền.

Thứ ba, ARN Riboxom (hay còn gọi là rARN). rARN có cấu trúc mạch đơn với nhiều vùng ribôxôm liên kết với nhau tạo thành vùng xoắn cục bộ. Về chức năng thì chúng kết hợp với protein để cấu tạo nên riboxom.

3. Khái niệm phiên mã:

Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN, quá trình truyền thông tin di truyền trên mạch mã gốc của gen (ADN) sang mARN theo nguyên tắc bổ sung, quá trình xảy ra trong nhân, vào kì trung gian của quá trình phân bào, thời điểm xảy ra là trước khi tế bào tổng hợp prôtêin.

4. Quá trình phiên mã ở sinh vật diễn ra như thế nào?

4.1. Phiên mã ở nhân vật nhân sơ:

4.2. Phiên mã ở sinh vật nhân thực:

Về cơ bản, phiên mã ở sinh vật nhân thực cũng khá giống với sinh vật nhân sơ, song vẫn có một số điểm khác biệt chúng ta cần lưu ý như sau:

– Mỗi quá trình tạo ra mARN, tARN và rARN đều có enzim ARN-pôlimeraza riêng xúc tác.

– Phiên mã ở sinh vật nhân thực tạo ra mARN sơ khai gồm các êxon (mang thông tin mã hóa axit amin) và intron (không mang thông tin mã hóa axit amin).Các intron được loại bỏ để tạo ra mARN trưởng thành chỉ gồm các êxon tham gia quá trình dịch mã.