Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện giao thông đường bộ hiện nay bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
- Thực đơn cho bà bầu thiếu máu: TOP 7 thực phẩm giàu sắt nhất
- Tuổi xông đất năm Nhâm Dần để gia chủ nhiều may mắn cả năm?
- Cháo cá lóc rau đắng, thức quà quê khiến bao người thương nhớ
- Kẹo tình yêu là gì và có tác dụng gì? Các loại kẹo ngậm tình yêu
- Trồng răng giả có đi nghĩa vụ quân sự được hay không?
Trong đó, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hay còn gọi chung là xe cơ giới được quy định tại khoản 17 và 18, Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 giải thích các từ ngữ về giao thông đường bộ như sau:
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Như vậy, dấu hiệu nhận biết khá rõ đối với xe cơ giới chính là chúng đều chạy bằng động cơ và thường tốn nhiều nhiên liệu.
Xe cơ giới tham gia giao thông cần những điều kiện gì?
Hiện nay xe cơ giới chiếm số lượng nhiều và tham gia giao thông với mật độ lớn nên cần phải được kiểm soát chặt chẽ từ phía các cơ quan chức năng. Đồng thời, người điều khiển xe cơ giới cũng phải tự đề cao ý thức khi tham gia giao thông để đảm bảo sự an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh. Dưới đây là những điều mà chủ xe cơ giới cần lưu ý khi điều khiển phương tiện:
Theo Điều 53 Luật giao thông đường bộ, xe cơ giới tham gia giao thông phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Ngoài ra, xe cơ giới cũng phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
Yêu cầu
Xe ô tô
Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy
Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực
x
x
Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực
x
x
Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam
x
Không áp dụng
Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu
x
x
Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe
x
x
Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển
x
x
Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn
x
Không áp dụng
Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật
x
x
Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường
x
x
Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định
x
x
Quy định về tốc độ khi xe cơ giới khi tham gia giao thông
Căn cứ vào điều 12 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về giới hạn tốc độ các loại phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông gồm có:
a. Người lái xe, người điều khiển xe gắn máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ 1 khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình, ở nơi có biển báo cự ly tối thiểu giữa 2 xe, phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
b. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và đặt biển báo tốc độ, tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.
c. Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.
Ngoài việc phải tuân thủ tốc độ giới hạn của các loại biển báo tốc độ tối thiểu và tối đa, xe cơ giới khi tham gia giao thông còn phải thực hiện theo quy định về tốc độ tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT như sau:
Đi trong khu đông dân cư:
Phương tiện
Tốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi; đường 1 chiều có từ 2 làn xe trở lên
Đường 2 chiều; đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới
Xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (cả xe máy điện) và các loại xe tương tự
40
40
Các phương tiện xe cơ giới khác
60
50
Ngoài khu vực đông dân cư:
Loại xe cơ giới đường bộ
Tốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe trở lên
Đường hai chiều;
đường một chiều có một làn xe
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải ≤ 3,5 tấn
90
80
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải > 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc)
80
70
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông)
70
60
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc
60
50
Trên đường cao tốc: Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường bộ được thiết kế xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cao tốc, đường khai thác theo quy chế riêng thì người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ. Tốc độ tối đa là 120 km/h.
Người lái xe cơ giới phải đem theo giấy tờ gì khi đi đường?
Căn cứ Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông phải mang theo các loại giấy tờ sau:
– Đăng ký xe.
– Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển, còn thời hạn.
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (chỉ áp dụng với xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô).
Nếu thiếu một trong các giấy tờ trên, người tham gia giao thông bằng xe cơ giới sẽ bị xử phạt vi phạm. Từ ngày 01/01/2022, Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 100/2019/NĐ-CP rất nhiều lỗi vi phạm giao thông sẽ bị áp dụng mức phạt mới cao hơn gấp nhiều lần.
H.L
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp