Để quá trình xuất nhập khẩu được tiến hành sớm và thuận lợi thì cần có người liên hệ cũng như kiểm soát quá trình. Những người này thường được gọi là PIC. Vậy PIC là gì và tại sao lại có tên gọi như vậy, hãy cùng tìm hiểu với HVT Logistics nhé !
1. PIC là gì trong xuất nhập khẩu?
PIC – Person In Contact là người liên hệ hoặc người phụ trách có trách nhiệm đưa ra các quyết định quan trọng về các lĩnh vực khác nhau trong ngành xuất nhập khẩu.
Bạn đang xem: [2023] PIC là gì trong xuất nhập khẩu?
Thuật ngữ PIC và ngành xuất nhập khẩuBên cạnh ý nghĩa trong ngành xuất nhập khẩu, PIC còn mang nhiều nghĩa khác khi được đặt trong các môi trường, hoàn cảnh và lĩnh vực khác nhau. Chắc hạn với thợ chụp ảnh, PIC ở đây có nghĩa là picture, tức là bức ảnh. Hoặc trong khoa học, PIC có nghĩa là đồ thị…
>>> Xem thêm: Hàng mậu dịch là gì?
2. Ngành xuất nhập khẩu là gì?
Sau khi định nghĩa về thuật ngữ PIC trong ngành xuất nhập khẩu, ta đi vào tìm hiểu thế nào là ngành xuất nhập khẩu?
Đây là lĩnh vực có nhiều hoạt động diễn ra trong quá trình mua bán hàng hóa giữa thương nhân trong nước và nước ngoài. Chính vì lẽ đó mà nó được coi là cơ sở của ngoại thương, nơi bắt nguồn của hoạt động buôn bán hàng hóa quốc tế.
Bạn hiểu thế nào về ngành xuất nhập khẩu?Chính vì thế, nó được xem là cấu nối đưa nền kinh tế của các quốc gia phát triển lên tầm cao mới. Thông qua việc xuất nhập khẩu, hàng hóa của các quốc gia sẽ được bán, cung cấp cho người dân có nhu cầu ở khắp mọi nơi trên thế giới.
3. Quy trình thủ tục ngành nhập khẩu chi tiết
Bước 1: Đầu tiên PIC ở khâu xuất hàng sẽ xử lý chứng từ trước khi gửi cho PIC ở khâu nhập hàng. Sau khi xử lý xong, PIC nhập hàng sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ để chuẩn bị thủ tục nhập khẩu.
Theo đó, hồ sơ phải đảm bảo chính xác về mặt thông tin, số lượng hàng cũng như sự logic của các thông tin trong một bộ chứng từ.
Xem thêm : Đơn Xin Việc Có Cần Công Chứng Không?
Tại đây, PIC sẽ kiểm tra mã hàng, đưa ra dự tính về thuế, ước tính các khoảng chênh lệch thuế suất nếu được hưởng ưu đãi và đưa ra các chính sách nhập khẩu phù hợp.
Nếu có bất kỳ sai sót nào phải liên hệ ngay với PIC ở đầu xuất để được xử lý sớm.
Bước 2: là bước chuẩn bị bộ chứng từ để nhập khẩu, cụ thể bộ chứng từ sẽ gồm các giấy tờ sau:
– Tờ khai hải quan.
– Hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn phi thương mại ?(chỉ trong một số trường hợp)
– Thông tin vận tải đơn.
– Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền trong trường hợp có sự giới thiệu hoặc được ủy quyền.
Bước 3: là bước xử lý các thông tin về đơn hàng cũng như lên kế hoạch cho việc xuất nhập khẩu.
Việc xử lý sẽ bao gồm việc kiểm tra thông tin chứng từ, sắp xếp thời gian tối ưu cho việc làm thủ tục để tối giảm các khoản phí lưu kho hay lưu phương tiện phát sinh.
Sau khi đã xử lý xong thì PIC sẽ tiến hành sắp xếp phương tiện phù hợp để vận chuyển hàng.
Kế tiếp là bước làm thủ tục hải quan sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế và thủ tục liên quan đến các giấy tờ nhập khẩu.
Tiếp theo là thủ tục nhận hàng, thủ tục này gồm các bước sau:
Lấy phí D/O sau khi đã đọc kỹ các nội dung liên quan đến các điều kiện incoterms, cước phí, chứng từ, mức phí d/o…
Sau khi lấy phí trên, PIC sẽ xuất trình giấy giới thiệu và tờ khai hải quan để được lấy hàng.
Kế tiếp là việc nộp các khoản phí như phí lưu kho, phí bãi hay các phụ phí khác (nếu có).
Sau đó là bước chụp ảnh khi nhận kiện hàng từ kho, khi lên xe và trước khi dỡ hàng xuống kho bên nhập khẩu.
Cuối cùng là bước ký vào POD để xác nhận đã nhận đủ hàng cũng như chất lượng hàng đạt chuẩn. Nếu có bất thường thì phải chụp ảnh lại để giải quyết.
Trên đây là những vấn đề xoay quanh thuật ngữ PIC được dùng trong ngành xuất nhập khẩu của HVT Logistics. Qua đó, bài viết hy vọng sẽ đem đến cho bạn đọc những kiến thức mới, bổ ích về vấn đề trên.
Mọi thông tin về dịch vụ hải quan trọn gói, xin liên hệ với chúng tôi tại:
Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT
Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 1900.299.234
Email: cskh@hvtlogistics.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/hvtlogistics.vn/
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp