- Tên khác: Cây dành dành có tên gọi khác là thủy hoàng chi, mác làng cương (tiếng Tày) hay chi tử…;
- Tên khoa học: Gardenia jasminoides Ellis;
- Họ: Thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae).
1.1. Đặc điểm sinh vật
- Rễ cây: Rễ cây thuộc rễ chùm.
- Thân cây: Cây dành dành là một loại cây bụi, thường có chiều cao trung bình từ 1 đến 2 mét. Đây là một loại cây mọc xanh quanh năm.
- Lá cây: Lá cây dành dành có màu xanh lục, hình bầu dục, cách mọc đối nhau trên nhánh cây.
- Hoa: Cây dành dành thường ra hoa vào mùa hè, khoảng tháng 6 đến tháng 10. Hoa dành dành có 6 cánh với màu trắng. Hoa thường tập trung nhiều ở đầu cành với hương thơm dịu nhẹ.
- Quả: Quả dành dành có hình bầu dục, dài chừng 3cm, chứa nhiều hạt nhỏ bên trong. Quả màu vàng, có mùi thơm nhẹ và vị đắng.
1.2. Khu vực phân bố
Cây dành dành thường mọc hoang dại ở những nơi ẩm ướt, gần rạch nước. Tại Việt Nam, cây mọc nhiều ở khu vực Nam Bộ. Ngoài ra, nhiều gia đình cũng trồng cây để làm cảnh và làm thuốc chữa bệnh.
- Rửa mặt bằng sữa tươi không đường: Bí quyết để có làn da đẹp, mịn màng
- Nguồn gốc Họ Lê Việt Nam qua các nguồn phả, ngọc phả của một số dòng họ Lê và các nguồn tư liệu khác
- Biểu mẫu là gì? Hướng dẫn chi tiết cách tự tạo biểu mẫu làm việc tiện lợi, hiệu quả
- Giá xe Vision hôm nay ngày 31/10/2023: Xe máy Vision đại lý bán chênh 5 triệu đồng
- Cây lưỡi hổ có tác dụng gì và cách chăm sóc như thế nào?
1.3. Bộ phận thường dùng
Toàn bộ cây bao gồm lá, thân cây, rễ cây và hoa của cây dành dành đều sử dụng được để làm thuốc.
Bạn đang xem: Cây dành dành có tác dụng gì?
1.4. Thu hái và sơ chế
Xem thêm : SachHayOnline.com
Thu hái các thành phẩm của cây dành dành quanh năm. Khi thu hoạch hoa và quả chín theo mùa vào mùa hè và mùa thu.
Sau khi thu hoạch, cách sơ chế các bộ phận của cây dành dành như sau:
- Quả cây dành dành: Giữ nguyên hoặc mang đi sấy khô, phơi khô;
- Lá, thân cây, rễ cây: Rửa sạch, sau đó phơi khô để dành sử dụng dài ngày.
1.5. Cách bảo quản
Xem thêm : Mật ong bị sủi bọt có sao không? Mẹo xử lý [hay nhất]
Các thành phẩm của cây dành dành sau khi thu hoạch và sơ chế cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt.
1.6. Tính vị
Theo Đông y, cây dành dành có tính hàn và vị đắng.
1.7. Quy kinh
Theo những tài liệu Đông y, cây dành dành quy vào các kinh tam tiêu, kinh phế và kinh tâm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp