Khu mấn là gì? Quả khu mấn tiếng Nghệ An nghĩa là gì?

Tuy Bắc – Trung – Nam từ lâu đã quy về làm một, thế nhưng mỗi miền đều sẽ có những nét văn hóa đặc trưng cũng như ngôn ngữ địa phương khác nhau. Do đó, nếu không phải người địa phương, chúng ta sẽ rất khó hiểu được các từ như: khu mấn, trốc tru,… có nghĩa là gì. Do đó, trong bài viết này, hãy cùng ACC GROUP đi tìm hiểu về khu mấn là gì và các ý nghĩa của loại quả này nhé!

Khu mấn là gì?

Khu mấn là một từ thuộc tiếng địa phương ở Nghệ An. Tùy vào từng trường hợp, hoàn cảnh mà “khu mấn” sẽ được hiểu theo một ý nghĩa khác. Cụ thể như:

Quả khu mấn là quả gì?

Quả khu mấn là quả gì?

Quả khu mấn là một loại quả “đặc sản” ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Loại quả này được nhiều người nói trêu đùa nhau, khiến những người xung quanh không biết loại quả này có gì mà đặc biệt đến như vậy.

Thậm chí, nhiều người còn đòi các bạn Nghệ An, Hà Tĩnh phải chiêu đãi mình bằng đặc sản khu mấn xem thử mùi vị của chúng ra sao mà được nổi tiếng đến vậy.

Tuy nhiên, trên thực tế thì ở Hà Tĩnh hay Nghệ An đều không có loại quả nào tên là “khu mấn”. Đồng nghĩa với đó là không có quả khu mấn nào có thể ăn được.

Nguyên nhân là bởi “khu mấn” thực chất là một cụm từ lóng, được người địa phương Nghệ An và Hà Tĩnh dùng để trêu đùa nhau một cách có hàm ý. Vậy khu mấn thực chất có nghĩa là gì, mời bạn theo dõi phần kế tiếp!

Nguồn gốc của khu mấn là gì?

Nếu có dịp ghé thăm hoặc trò chuyện cùng với người dân Nghệ An, Hà Tĩnh, chắc chắn bạn sẽ nghe đâu đó về “khu mấn”. Trong trường hợp được mời ăn loại quả này, bạn cũng đừng vội tưởng thật bởi theo tiếng địa phương của Nghệ An, Hà Tĩnh thì:

  • Khu có nghĩa là mông
  • Mấn có nghĩa là váy

Ở những năm 60, 70 của thế kỷ XX, từ “khu mấn” trong tiếng Nghệ Tĩnh (nay là Nghệ An và Hà Tĩnh) muốn nói đến phần mông mặc váy đen, vải thô của các chị em phụ nữ khi lao động. Sau những giờ làm việc vất vả, họ sẽ thường ngồi nói chuyện cùng với làng trên xóm dưới một cách rôm rả, vui vẻ mà không hề để ý rằng mình đang ngồi ở bãi đất/bãi cát/vệ cỏ,… khiến cho bộ phận này bị dính bẩn.

Nếu ngồi càng lâu, phần lớp vải ở mông sẽ càng quệt đất, khiến cho cát dày cộp, trông rất bẩn và đáng sợ. Tuy nhiên, đây lại là một thói quen của những người làm nông thời bấy giờ, vì khi đi làm ruộng về, ai ai cũng sẽ dính bẩn và mệt nên mọi người thường “bạ đâu ngồi đấy”. Do đó, từ “khu mấn” được dùng để chỉ phần mông quần vừa bẩn, vừa xấu.

khu-man-nghia-la-gi
Hình ảnh quen thuộc của người làm nông ở thế kỷ XX

Bên cạnh đó, nếu hiểu theo nghĩa bóng thì “khu mấn” còn là một từ dùng để thể hiện thái độ của người nói với người nghe theo hàm ý không hài lòng.

Tóm lại, dù “khu mấn” là từ “đặc sản” của Nghệ An, Hà Tĩnh. Thế nhưng nếu có ai đó mời bạn ăn quả khu mấn thì chắc chắn họ chỉ đang muốn trêu bạn mà thôi.

Các từ ngữ địa phương Nghệ An thường gặp

Việt Nam có hơn 60 tỉnh thành và mỗi tỉnh thành, mỗi khu vực lại có những nét đặc trưng và ngôn ngữ riêng, tạo nên sự phong phú trong đời sống và vẻ đẹp của tinh thần của mỗi vùng miền. Ngoài những từ đã quá quen thuộc như “trốc tru”, “khu mấn” thì Nghệ An còn rất nhiều từ địa phương hay ho khác mà có thể bạn chưa biết.

Trong phần này, ACC GROUP sẽ bật mí cho bạn một vài từ mà chắc chắn bạn sẽ gặp nếu giao tiếp với người miền Trung như:

STT Từ địa phương Từ toàn dân 1 Cái cươi Cái sân 2 Cái chủi Cái chổi 3 Chưởi Chửi 4 Cái đọi Cái bát 5 Vung/vàng Nắp nồi 6 Ngẩn Ngốc 7 Trửa Giữa/Trên 8 Đàng Đường 9 Trấp vả Đùi 10 Bổ Ngã 11 Nác Nước 12 Trù Trầu 13 Tau Tao/Tớ 14 Mi Mày 15 Choa Chúng tao 16 Bọn bây Chúng mày/Các bạn 17 Hấn Hắn/Nó 18 Nớ Cái đó/ Cái kia 19 Cấy Cái 20 Hun Hôn 21 Mần Làm

Trên đây là tất cả những gì về khu mấn mà ACC GROUP muốn chia sẻ đến bạn. Qua bài viết vừa rồi, chắc hẳn bạn đã hiểu được khu mấn là gì rồi phải không? Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ không bị ai lừa cho ăn quả khu mấn nữa nhé!