1. Tìm hiểu chung về kỷ tử
Kỷ tử thuộc họ Cà, tên khoa học là Fructus Lycii và trong dân gian còn được gọi bằng câu khởi, khủ khởi, câu kỷ tử ninh hạ hay địa cốt tử,… Ở Việt Nam cây kỷ tử được trồng nhiều nhất ở các tỉnh miền núi như lào Cai, Lai Châu, Yên Bái.
Loài cây này mọc thẳng đứng, thân mềm và cao khoảng 50 – 150cm. Lá cây có hình dáng thuôn dài giống lưỡi mác, mọc so le nhau và không có cuống. Hoa của cây mọc ở dưới nách lá, đặc trưng bởi màu tím đỏ phớt.
Bạn đang xem: Tin tức
Phần quả là bộ phận được sử dụng nhiều nhất để làm thuốc. Khi chín quả thường chuyển thành màu đỏ cam, đỏ tươi và vỏ ngoài nhăn nheo, hình dáng thon dài, nhỏ bé (kích thước từ 0,5 – 2cm), sờ vào có cảm giác mọng, mềm.
Kỷ tử tươi
Thời điểm thu hoạch phù hợp nhất của quả kỷ tử là khoảng tháng 9 – 10 vì đây là lúc quả đã chín, hàm lượng giá trị dưỡng chất cao. Thu hái xong người ta thường đem kỷ tử vào bóng mát để phơi khô cho tới khi vỏ quả đã nhăn lại thì đem ra ngoài trời nắng to, phơi từ 4 – 5 ngày.
2. Thành phần và tác dụng của kỷ tử ít ai biết đến
2.1. Thành phần hóa học của kỷ tử
Kỷ tử là dược liệu được dùng trong Đông y từ xa xưa, được nhận xét là có vị ngọt, tính bình, chủ yếu dùng cho các bài thuốc an thần, ích khí, trừ phong, cường thịnh âm đạo và nhuận phế,…
Dựa trên ghi chép của Sổ tay lâm sàng trung dược, kỷ tử có chứa hoạt chất là betaine (cũng được tìm thấy trong rau bina và củ cải đường), rất tốt cho da và tóc, cải thiện tình trạng nếp nhăn nên được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng.
Trong quyển Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, kỷ tử chứa một hàm lượng lớn chất béo, có lợi, protein và axit linoleic,…
Xem thêm : Số đếm của công tơ điện gia đình cho biết
Những chất dinh dưỡng của kỷ tử còn được khám phá chi tiết trong Nghiên cứu của Triệu Hủ Huấn và Từ Quốc Quân (Trung Quốc) đó là: mỗi 100g kỷ tử, ta sẽ bắt gặp 150mg canxi, photpho 6,7mg, caroten 3,96mg cùng 18 loại axit amin, các chất khoáng khác như sắt, kẽm, phốt pho và vitamin B2. Đặc biệt, nếu so sánh với rau bina cùng đậu nành thì hàm lượng sắt của kỷ tử lớn hơn rất nhiều, điều này cũng tương tự khi so sánh hàm lượng beta-caroten của kỷ tử với cà rốt.
2.2. Những tác dụng của kỷ tử đối với sức khỏe không nên bỏ qua
Tăng sức đề kháng
Hoạt chất lysozyme được tìm thấy trong kỷ tử là một loại enzyme tiêu hóa có khả năng phòng ngừa sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do thay đổi thời tiết tác động lên cơ thể.
Tăng cường sinh lý, hỗ trợ cải thiện bệnh alzheimer
Một công dụng hữu hiệu của kỷ tử đó là kích thích ham muốn, tăng cường nồng độ hormone testosterone, cải thiện chất lượng tinh trùng, chứng cương dương và xuất tinh sớm ở nam giới.
Ngoài ra, kỷ tử còn là một vị thuốc quý giúp làm chậm sự lão hóa của các tế bào thần kinh, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người cao tuổi.
Hỗ trợ giảm cân
Hỗ trợ giảm cân cũng là một trong những tác dụng của kỷ tử bạn nên tham khảo. Nguyên nhân là vì loại quả này chứa ít calo nhưng lại dồi dào vitamin A, C và các chất dinh dưỡng. Đặc biệt nó lại có hàm lượng đường thấp, không gây mệt mỏi, nhiều chất xơ có thể hỗ trợ đắc lực cho quá trình giảm cân của bạn.
Phần quả là bộ phận được sử dụng nhiều nhất để làm thuốc
Cải thiện chức năng gan
Betaine hydrochloride chứa trong kỷ tử có khả năng làm tăng hàm lượng phospholipid trong gan và huyết thanh, qua đó giúp bảo vệ lá gan trước những tác nhân gây bệnh. Ngoài có lợi cho gan, kỷ tử còn rất tốt cho thận nhờ tham gia vào quá trình đào thải độc tố, loại bỏ các kim loại nặng ở thận ra khỏi cơ thể.
Tăng cường chức năng thị giác
Theo nghiên cứu của Đại học Trung Hoa (Hồng Kông) và Đại học John Johns Hopkins (Baltimore), kỷ tử còn cung cấp một loại hoạt chất có tên là zeaxanthin với công dụng chống oxy hóa rất tốt giúp tăng cường thị lực.
Xem thêm : Những nàng công chúa siêu đỉnh của Disney
Do đó những người cao tuổi nếu đang gặp phải các triệu chứng của bệnh thoái hóa điểm vàng gây suy giảm thị lực thì hãy sử dụng kỷ tử để cải thiện thị giác. Một ưu điểm khác của zeaxanthin đó là có tác dụng bảo vệ mắt khỏi những tổn thương do các gốc tự do và tia cực tím gây ra.
Làm đẹp da
Với hàm lượng lớn các chất như beta-carotene và vitamin C, kỷ tử còn là nguyên liệu được ưa chuộng trong việc chăm sóc da, cải thiện sắc tố da, giúp da luôn mịn màng và trắng sáng hơn. Thậm chí nếu bạn đang bị những đốm mụn ghé thăm thì hãy cân nhắc sử dụng kỷ tử để điều trị mụn nhờ công dụng kháng viêm hiệu quả của loại quả này.
3. Khi dùng kỷ tử cần lưu ý những gì?
Mặc dù kỷ tử rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại dược liệu này. Cụ thể:
Dùng kỷ tử sẽ giúp tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch nhưng đồng thời nó cũng tăng sinh nhiệt, làm nóng cơ thể. Chính vì vậy trong trường hợp bạn đang gặp phải tình trạng cảm sốt, bị tiêu chảy, viêm nhiễm thì không nên dùng kỷ tử;
Kỷ tử không thích hợp để sử dụng cho những người hay cáu giận, tâm tính nóng nảy, huyết áp cao hoặc người ưa thích ăn thịt khiến sắc mặt đỏ hồng vì sẽ càng khiến cho hỏa khí trong người tăng cao;
Dùng kỷ tử quá nhiều còn gây ra tác dụng phụ là khiến mắt bị đỏ, giảm sút thị lực, khó chịu khi nhìn;
Kỷ tử phù hợp với người có sức đề kháng suy giảm, thể trạng hư nhược. Bên cạnh đó khi dùng kỷ tử phải hết sức kiên trì, ăn với lượng nhỏ mỗi ngày mới đạt được hiệu quả.
Tuy nhỏ bé nhưng bên trong kỷ tử lại là một “kho tàng” dưỡng chất thiết yếu
Trên đây là những kiến thức cơ bản về kỷ tử – vị dược liệu được vận dụng phổ biến trong Đông y. Trước khi dùng kỷ tử để chữa bệnh, bạn nên tìm hiểu kỹ về các bài thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình, đồng thời kết hợp thăm khám thầy thuốc Đông y uy tín để đạt được hiệu quả trong điều trị.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp