1. Phật thủ mang nhiều giá trị tâm linh
Phật thủ là một trong những loại quả có hương thơm rất dễ chịu và có ý nghĩa rất đặc biệt vào ngày Tết của người Việt.
- Tìm hiểu về hiện tượng Mật ong đóng đường, nguyên nhân và biện pháp xử lý
- Tết ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày nào?
- Diện tích Đồng bằng sông Hồng: Vùng châu thổ màu mỡ của Bắc Bộ Việt Nam
- Nhật Bản có nguy cơ cao bị nền kinh tế lớn nhất châu Âu soán ngôi thứ ba thế giới
- Bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy và cách điều trị hiệu quả
Theo quan niệm dân gian, quả phật thủ có hình dáng giống như bàn tay của Phật nên quả phật thủ có ý nghĩa rất thiêng liêng.
Bạn đang xem: Phật thủ không chỉ thờ đẹp mà còn là vị thuốc quý
Quả phật thủ thường được bày trên mâm ngũ quả vào ngày Tết hoặc đặt trên bàn thờ để thắp hương tổ tiên, được đặt ở vị trí chính giữa và cao nhất trong mâm ngũ quả.
Phật thủ còn gọi là phật thủ phiến, phật thủ cam. Tên khoa học Citrus medica L. var. sarcodactylus (Citrus medica L var. digitata Riss.). Thuộc họ Cam Rutaceae.
Hoa phật thủ có mùi thơm và quả không có nước, không có ruột mà chỉ có phần lõi xốp bên trong. Vì vậy mà không ăn được, nhưng có thể dùng để làm nguyên liệu chế biến các món ăn bổ dưỡng và dùng làm các bài thuốc quý.
Xem thêm : Rối loạn tiểu tiện ở phụ nữ mang thai
Để làm thuốc dùng quả phật thủ phơi khô (Fructus Citri sarcodactyli) của cây phật thủ.
Cây phật thủ nhỏ xanh tốt quanh năm, lá mọc so le, hình trứng, mép có răng cưa nhỏ, gai ngắn mọc ở phía dưới lá. Vào đầu mùa hạ cây ra hoa màu trắng, quả chín vào mùa đông, vỏ ngoài màu vàng nâu, trên một số những múi chạy dài dọc quả phía dưới tách ra trông như ngón tay cho nên có tên phật thủ.
Phật thủ được trồng tại nhiều nơi trong nước ta. Cây phật thủ còn được trồng ở Trung Quốc (Tứ Xuyên, Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang, Vân Nam, Quý Châu).
Phật thủ được hái quả về, thái dọc thành từng miếng mỏng rồi phơi khô. Lưu ý trong quá trình chế biến tránh mốc vì phật thủ rất dễ bị mốc.
Thành phần hóa học: Trong phật thủ có tinh dầu và một chất flavonoid gọi là hesperidin C25H21O15.
Vỏ quả chứa tinh dầu. Trong quả chứa limettin, xitropten C11H10O4 0,007%. Ngoài ra, phật thủ còn chứa diosmin C34H44O15.
2. Phật thủ, một vị thuốc quý ít ai biết
Xem thêm : TỘI GIẾT NGƯỜI KHÔNG CỐ Ý ĐƯỢC PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
Theo tài liệu cổ, phật thủ vị cay, đắng và chua, tính ôn, vào hai kinh phế và tỳ.
Phật thủ có tác dụng lý khí, cầm nôn mửa, mạnh tỳ, hóa đờm, giúp tiêu hóa, chữa ho.
Phật thủ dùng trong những trường hợp bụng đầy đau, biếng ăn, nôn mửa, ho.
Ngày dùng 3 đến 6g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Ngoài ra, phật thủ có thể làm siro phật thủ trị ho, viêm họng; quả phật thủ dùng để ngâm rượu giúp hỗ trợ chữa trị các bệnh như đau bụng kinh, chữa ho đờm và viêm phế quản; cháo quả phật thủ giúp hỗ trợ chữa chứng ho do sốt…
Kiêng kỵ: Trong sách cổ nói “phầm âm hư không dùng được”. Những người âm hư tránh dùng phật thủ (Người âm hư thường có các chứng như ngủ có mồ hôi trộm, người gầy, sắc mặt sạm đen…).
Xem thêm video đang được quan tâm:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp