Phân biệt được xe mô tô và xe gắn máy sẽ giúp người điều khiển phương tiện thực hiện đúng các điều luật, quy định liên quan khi tham gia giao thông.
Theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ do Bộ Giao thông Vận tải ban hành ngày 8/4/2016, hai loại phương tiện này được định nghĩa như sau:
Bạn đang xem: Xe gắn máy và xe mô tô có gì khác biệt?
Xem thêm : Tổng hợp 5 loại trái cây giàu canxi cho trẻ phát triển chiều cao
– Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3.
– Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400 kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệmôi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy 3 bánh.
Xem thêm : Xe cub 50 bao nhiêu tuổi chạy được? Có cần bằng lái không?
Phân biệt xe mô tô và xe gắn máy một cách đơn giản nhất là tất cả các loại xe có tốc độ tối đa theo thiết kế lớn hơn 50 km/h, động cơ đốt trong có dung tích xi lanh lớn hơn 50cm3 là xe máy (xe mô tô). Và ngược lại là xe gắn máy.
Phân biệt những điểm khác nhau giữa xe gắn máy và xe mô tô:
Tiêu chí so sánh Xe gắn máy Xe mô tô (xe máy) Căn cứ pháp lý Độ tuổi được phép lái xeTừ đủ 16 tuổi trở lên.(Điểm a khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ). Từ đủ 18 tuổi trở lên.(Điểm b khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ). Điểm a, b Khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008. Yêu cầu về bằng láiKhông cần giấy phép lái xe. Phải có giấy phép lái xe hạng A1 trở lên. Điều 59 Luật Giao thông đường bộ. Quy định về giấy tờ cần có khi điều khiển phương tiện– Giấy đăng ký xe.- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. – Giấy đăng ký xe.- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.- Giấy phép lái xe. Điều 58 và Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Tốc độ tham gia giao thông tối đaTốc độ tối đa cho phép khi đi trên đường bộ: 40 km/h. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư:- Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h.- Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h. Điều 6, 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT. Mức phạt quá tốc độ tối đa cho phép – Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng khi quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h và không bị tước quyền sử dụng GPLX- Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng khi quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h và không bị tước quyền sử dụng GPLX- Phạt tiền từ 3.000.000 – 4.000.000 đồng khi quá tốc độ quy định trên 20 km/h và tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng. Mức phạt khi sử dụng rượu/bia khi lái xe – Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam – 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam – 0,4 miligam/1 lít khí thở.- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp