Tốc độ tối đa cho phép của các loại xe mới nhất
Theo quy định tại Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT, người lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ xe trên đường. Cụ thể, tốc độ tối đa của các phương tiện khác được quy định như sau:
Trong khu đông dân cư
Bạn đang xem: Trường hợp nào chạy xe quá tốc độ mà không bị xử phạt?
Loại xe
Tốc độ tối đa
Đường đôi; đường một chiều có 2 làn trở lên
Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe
– Ô tô
– Xe mô tô hai bánh, ba bánh
– Máy kéo
– Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo
60km/h
50km/h
Ngoài khu đông dân cư
Loại xe
Tốc độ tối đa
Đường đôi; đường một chiều có 2 làn trở lên
Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe
– Ô tô con, ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải trọng tải đến 3,5 tấn
90km/h
80 km/h
– Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải trọng tải trên 3,5 tấn
80 km/h
70 km/h
– Xe buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô
70 km/h
60 km/h
– Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác
60 km/h
50 km/h
Xem thêm : 2002 mệnh gì? Khám phá bản mệnh và những lưu ý phong thủy cho người sinh năm 2002
Trên đường cao tốc
Loại xe
Tốc độ tối đa
Tất cả loại xe
Theo biển báo đường bộ nhưng không quá 120km/h
Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy
Loại xe
Tốc độ tối đa
– Xe máy chuyên dùng
– Xe gắn máy (kể cả xe máy điện)
– Các loại xe tương tự
Theo biển báo đường bộ nhưng không quá 40km/h
Trường hợp chạy xe quá tốc độ mà không bị xử phạt
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với người điều khiển phương tiện giao thông chạy quá tốc độ như sau:
Loại xe
Lỗi chạy quá tốc độ
Mức phạt
Căn cứ
Ô tô
Từ 05 – dưới 10 km/h
800.000 – 01 triệu đồng
điểm a khoản 3 Điều 5
Từ 10 – 20 km/h
03 – 05 triệu đồng
(tước GPLX 01 – 03 tháng)
điểm i khoản 5, điểm b khoản 11 Điều 5
Từ trên 20 – 35 km/h
06 – 08 triệu đồng
(tước GPLX từ 02 – 04 tháng)
điểm a khoản 6, điểm c khoản 11 Điều 5
Xem thêm : CLN là đất gì? Thủ tục chuyển đổi đất CLN sang đất ở mới nhất
Từ trên 35 km/h
10 – 12 triệu đồng
(tước GPLX từ 02 – 04 tháng
điểm c khoản 7, điểm c khoản 11 Điều 5
Xe máy
Từ 05 – dưới 10 km/h
200.000 – 300.000 đồng
điểm c khoản 2 Điều 6
Từ 10 – 20 km/h
600.000 đồng – 01 triệu đồng
điểm a khoản 4 Điều 6
Trên 20 km/h
04 – 05 triệu đồng (tước GPLX từ 02 – 04 tháng)
điểm a khoản 7, điểm c khoản 10 Điều 6
Máy kéo, xe máy chuyên dùng
Từ 05 – dưới 10 km/h
400.000 – 600.000 đồng
điểm a khoản 3 Điều 7
Từ 10 – 20 km/h
800.000 đồng – 01 triệu đồng (tước GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 – 03 tháng)
điểm a khoản 4, điểm a khoản 10 Điều 7
Trên 20 km/h
03 – 05 triệu đồng (tước GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ 02 – 04 tháng)
điểm b khoản 6, điểm b khoản 10 Điều 7
Căn cứ vào mức xử phạt do vượt quá tốc độ nêu trên, có thể thấy, chỉ những trường hợp vượt quá 05 km/h thì mới bị xử phạt. Còn các trường hợp vượt chưa đến 05 km/h tuy cũng là hành vi vi phạm giao thông nhưng chưa đến mức bị xử phạt hành chính.
Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông hoàn toàn có quyền dừng xe để nhắc nhở nhằm bảo đảm sự an toàn cho mọi người và không phạt tiền người điều khiển phương tiện.
Như vậy, để không bị phạt tiền vì lỗi vượt quá tốc độ thì người điều khiển xe chỉ được đi quá không đến 05 km/h. Tuy nhiên, để bảo vệ mình cũng như người khác thì người tham gia giao thông nên chấp hành mọi quy định của pháp luật.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.
>> 41 mức phạt mới của Nghị định 100/2019 đối với ô tô, xe máy
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp