1. Đô thị hóa là gì?
Khái niệm đô thị hóa là gì? Đô thị hóa được hiểu là quá trình mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa diện tích hoặc số dân đô thị trên tổng diện tích hoặc số dân của một khu vực hoặc vùng. Bên cạnh đó, đô thị hóa cũng được tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố trên theo thời gian.
- Đô thị tính bằng tỷ lệ phần tăng giữa diện tích trên tổng diện tích của một khu vực gọi là tốc độ đô thị hóa
- Đô thị hóa tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số dân trên tổng số dân của một khu vực gọi là mức độ đô thị hóa.
Bên cạnh đó, đô thị hóa còn được hiểu là quá trình phát triển rộng và lối sống thành thị thể hiện qua các mặt: chất lượng cuộc sống, dân số, mật độ dân số… Quá trình đô thị hóa chính là cơ hội để Nhà nước tổ chức, quy hoạch lại cách thức hoạt động của đô thị, dân cư. Theo đó, các khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội sẽ được quy hoạch theo hệ thống hiện đại. Các khu vực chưa có điều kiện kinh tế xã hội hoặc mật độ dân số thấp sẽ được điều chỉnh các ngành nghề, quy hoạch phù hợp để tăng cơ hội phát triển trong tương lai.
Bạn đang xem: Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra như thế nào?
Theo đánh giá của giới chuyên gia, các nước phát triển (Hoa Kỳ, Úc, châu u..) có mức độ đô thị hóa khá cao, cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển (Việt Nam). Bên cạnh đó, phần lớn các nước đã phát triển đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển.
2. Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra như thế nào?
Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp, các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, các vùng trong nước, có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
Lý giải:
Xem thêm : Bánh bao bao nhiêu calo? Có béo khi ăn bánh bao không?
– Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Quá trình độ thị hóa ở nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.
– Từ thế kỉ II trước công nguyên, thành Cổ Loa (kinh đô nhà nước Âu Lạc) được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta. Vào thời phong kiến một số đô tị Việt Nam được hình thành ở những nơi có vị trí địa lý thuận lợi, với các chức năng chính là hành chính, thương mại, quân sự.
– Thế kỉ XI xuất hiện thành Thăng Long, rồi sau đó là các đô thị Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến ở thế kỉ XVI-XVIII.
– Thời Pháp thuộc, công nghiệp chưa phát triển, hê thống đô thị không có cơ sở để mở rộng, các tỉnh, huyện thường được chia với quy mô nhỏ, chức năng chủ yếu là hành chính, quân sự.
– Đến những năm 30 của thế kỉ XX mới có một số đô thị lớn được hình thành như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,…
Xem thêm : Hướng dẫn cách bỏ nước xả vào ngăn chứa nước xả của máy giặt đúng cách!
– Từ sau Cách mạng thán Tám năm 1945 đến năm 1954 quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.
– Từ năm 1954 đến năm 1975 đô thị phát triển theo hai xu hướng khác nhau: Ở miền Nam chính quyền Sài Gòn đã dùng đô thị hóa như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh. Ở miền Bắc đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở mạng lưới đô thị đã có. Từ năm 1965 đến năm 1972 các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị hóa chững lại.
– Từ năm 1975 đến nay quá trình đô thị hóa có chuyển biến khá tích cực. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội) vẫn còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
– Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
– Hậu quả xấu của quá trình đô thị hóa là vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp