Quy trình sản xuất đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào. Hiểu rõ quy trình sản xuất giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí. Vậy quy trình sản xuất là gì? 6 bước hoàn thiện quy trình sản xuất là như thế nào? Hãy cùng FAST tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
- Uống nước rau má cho thêm thứ này vừa giải nhiệt nhanh vừa tăng collagen
- Bảng xếp hạng những tàu lượn siêu tốc khủng nhất thế giới: Đừng dại mà leo lên nếu không muốn "khi đi xinh đẹp, khi về tả tơi"
- Bà bầu ăn nấm được không? Có ảnh hưởng gì đến bé không?
- Xem lịch âm hôm nay thứ Tư ngày 14/9
- Gợi ý đặt tên ở nhà cho bé trai siêu ý nghĩa và độc đáo
1. Quy trình sản xuất là gì?
Quy trình sản xuất là một quá trình thực hiện các bước kết hợp đầu vào hay những yếu tố sản xuất (lao động, vốn, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị…) thành kết quả đầu ra (sản phẩm, dịch vụ).
Bạn đang xem: Quy trình sản xuất là gì? 6 bước hoàn thiện quy trình sản xuất
Có nhiều loại quy trình sản xuất khác nhau, tùy thuộc vào số lượng sản phẩm, độ phức tạp của sản phẩm, công nghệ sử dụng và mục tiêu của doanh nghiệp. Một số loại quy trình phổ biến:
- Quy trình sản xuất hàng loạt (Mass production): Là một hình thức sản xuất với số lượng lớn các sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa, thường sử dụng dây chuyền lắp ráp hoặc công nghệ tự động hóa. Quy trình này có ưu điểm là tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng, nhưng khó thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Ví dụ: Thực phẩm đóng hộp, nước giải khát, đồ gia dụng…
- Quy trình sản xuất theo đơn đặt hàng (Make-to-order production): Là quy trình sản xuất các sản phẩm theo yêu cầu cụ thể của khách hàng, thường sử dụng lao động có tay nghề cao và thiết bị linh hoạt. Quy trình này có ưu điểm là đáp ứng được nhu cầu đa dạng và cao cấp của khách hàng, nhưng tốn nhiều chi phí, thời gian và nguồn lực. Ví dụ: Sản xuất đồng hồ, trang sức, quần áo may đo…
- Quy trình sản xuất liên tục (Continuous production): Là quy trình sản xuất không ngừng nghỉ trong một khoảng thời gian dài, thường sử dụng các máy móc hoạt động liên tục và có khả năng kiểm soát chặt chẽ. Quy trình này có ưu điểm là tận dụng tối đa nguyên vật liệu, thiết bị và lao động, nhưng yêu cầu có kỹ thuật cao và khó xử lý khi có sự cố. Thường là các sản phẩm thuộc ngành năng lượng như ngành điện, luyện kim, dầu mỏ…
- Quy trình sản xuất theo nhóm (Team-based manufacturing): Là quy trình sản xuất mà các nhân viên được tổ chức thành các nhóm nhỏ để thực hiện các công việc liên quan đến một loại sản phẩm hoặc một phần của sản phẩm. Quy trình này có ưu điểm là tăng cường sự hợp tác, linh hoạt và sáng tạo của nhân viên, nhưng yêu cầu có sự phân công rõ ràng và giám sát hiệu quả. Một số ngành sử dụng quy trình này là ngành ô tô, điện tử, máy tính…
- Quy trình sản xuất theo dự án (Project-based Manufacturing): Là một loại hình sản xuất mà ở đó sản phẩm là độc nhất, không lặp lại. Nguyên tắc của sản xuất theo dự án là tổ chức thực hiện các công việc và phối hợp chúng sao cho giảm thời gian gián đoạn, đảm bảo kết thúc dự án và giao nộp sản phẩm đúng thời hạn. Thường là các sản phẩm có tính chất xây dựng như nhà, cầu, tàu…
>>> Xem thêm: Vai trò của thống kê xưởng trong quản lý sản xuất
2. Mục tiêu mà quy trình sản xuất cần phải đạt được
- Sự uy tín: Cung cấp hàng hóa đúng thời gian, đúng số lượng và tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của khách hàng và thị trường.
- Độ hiệu quả: Tận dụng tối đa các nguồn lực như nguyên vật liệu, máy móc, nhân công… để giảm lãng phí trong quá trình vận hành.
- Danh tiếng: Tạo ra giá trị thương hiệu, tăng độ cạnh tranh cho nhãn hàng nói riêng và công ty nói chung.
- Áp dụng công nghệ mới: Đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất để phù hợp với nhu cầu thị trường và mục tiêu của doanh nghiệp.
- Phát triển bền vững: Bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn lao động và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.
3. Những bộ phận cần thiết trong quy trình sản xuất
- Bộ phận sản xuất là bộ phận trực tiếp tham gia vào việc biến đổi nguyên vật liệu thành thành phẩm, như bộ phận cắt, bộ phận may, bộ phận hàn, bộ phận lắp ráp…
- Bộ phận kiểm tra chất lượng là bộ phận đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng theo yêu cầu của khách hàng và pháp luật. Bộ phận này bao gồm việc kiểm tra chất lượng sản phẩm tại mỗi giai đoạn sản xuất, xử lý các sự cố và khiếu nại liên quan đến chất lượng, cải tiến liên tục quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng.
- Bộ phận kho là bộ phận được tổ chức ra nhằm đảm bảo việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm và dụng cụ lao động.
- Bộ phận kế hoạch và điều phối là bộ phận lập ra các kế hoạch chi tiết về việc mua bán nguyên vật liệu và thành phẩm giữa công ty và các đối tác trong và ngoài nước. Bộ phận này cũng theo dõi và điều chỉnh kế hoạch sản xuất theo tình hình thực tế.
- Bộ phận quản lý là bộ phận có vai trò giám sát, chỉ đạo và kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất. Bộ phận này có nhiệm vụ xác định mục tiêu, chiến lược, ngân sách và tiêu chuẩn cho quy trình sản xuất. Bộ phận này cũng có trách nhiệm đánh giá hiệu suất, chất lượng và lợi nhuận của quy trình sản xuất.
>> Xem thêm: Kế hoạch sản xuất là gì? Các bước lập kế hoạch sản xuất
4. 6 bước để hoàn thiện quy trình sản xuất
Bước 1: Nghiên cứu thị trường và xác định tiềm năng của công ty
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất để xác định nhu cầu và mong muốn của khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của công ty. Bước này yêu cầu sự hợp tác giữa các bộ phận như tiếp thị, bán hàng, kế toán, nghiên cứu và phát triển…
Bước 2: Lập kế hoạch sản xuất
Lập ra các kế hoạch chi tiết là cách để định hình quy trình hoạt động và vận hành như thế nào trong tương lai, các kế hoạch sẽ thiết lập sẵn theo từng bước, rõ ràng trong việc mua bán nguyên vật liệu và thành phẩm giữa công ty và các đối tác trong và ngoài nước, cũng như xác định năng lực sản xuất, ngân sách, tiêu chuẩn chất lượng và tiến độ giao hàng.
Bước 3: Quản lý cẩn thận, tỉ mỉ từng công đoạn
Đây là bước theo dõi và kiểm soát chặt chẽ từng bước của quá trình sản xuất, từ việc chuẩn bị nguyên vật liệu, thiết bị, lao động, đến việc thực hiện các công việc cắt, may, hàn, lắp ráp. Bước này đòi hỏi có sự phân công rõ ràng và trách nhiệm cao của các nhân viên sản xuất.
Bước 4: Quản lý chất lượng sản phẩm
Xem thêm : Các mốc thời gian TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2023 thí sinh cần nhớ
Công nghiệp hóa để sản xuất thành phẩm hàng loạt sẽ giúp cho việc kinh doanh phát triển, nhưng đồng thời rất dễ phát sinh các vấn đề về chất lượng. Nhằm đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng theo yêu cầu của khách hàng và pháp luật, bước này sẽ thực hiện các công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tại mỗi giai đoạn sản xuất, xử lý các sự cố và khiếu nại liên quan đến chất lượng, cải tiến liên tục quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng…
Bước 5: Định giá sản phẩm
Khi mà giá thành cao quá thì lại khó cạnh tranh, còn thấp thì lại không đảm bảo được doanh thu. Vì thế, để xác định giá bán của sản phẩm dựa trên các yếu tố như chi phí sản xuất, giá cả thị trường, cạnh tranh, chiến lược kinh doanh… Đôi khi còn có những phát sinh hao hụt, hư tổn do các lý do khách quan. Vậy nên người quản lý phải kiểm soát mức phát sinh đó một cách chặt chẽ. Doanh nghiệp càng ổn định chi phí sản xuất thì việc định giá sản phẩm càng chính xác, đem lại lợi ích bền vững.
Bước 6: Theo dõi chất lượng sản phẩm
Đây là bước thu thập và phân tích dữ liệu về hiệu suất và chất lượng của sản phẩm trong quá trình sử dụng của khách hàng. Bước này giúp công ty có thể đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng, nhận biết các vấn đề và cơ hội cải tiến của sản phẩm.
5. Ví dụ minh họa 1 số quy trình sản xuất theo ngành nghề
Quy trình sản xuất bao bì
Quy trình sản xuất vật liệu xây dựng
Quy trình sản xuất sản phẩm từ nhựa
Quy trình sản xuất dược phẩm
6. Ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất để nâng cao hiệu quả
Lợi ích khi ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất
Phần mềm quản lý sản xuất là một công cụ giúp quản trị toàn bộ hoạt động sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xử lý và quản lý tiến độ của các quy trình – thủ tục liên quan đến hoạt động sản xuất. Phần mềm quản lý sản xuất có nhiều lợi ích như:
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Tối ưu hóa các công đoạn sản xuất, sắp xếp thiết bị, và tối ưu hóa luồng công việc để tăng hiệu suất.
- Thúc đẩy sự nhanh nhẹn của doanh nghiệp, phối hợp công việc giữa các bộ phận và phòng ban thông suốt.
- Liên tục theo dõi và tối ưu hóa các quy trình kinh doanh, cắt giảm chi phí, cải tiến các hoạt động vận hành.
- Tăng cường sự tham gia của nhân viên vào mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp, nâng cao hiệu suất làm việc.
- Giảm thiểu rủi ro do các quy trình đã được chuẩn hóa rõ ràng, theo thứ tự.
- Nhanh chóng tạo ra những bước tiến mới và đột phá nhờ các đầu việc cũ đã được tối ưu và giải quyết triệt để.
>> Xem thêm: Hệ thống MES là gì? Ứng dụng hệ thống MES hiệu quả trong sản xuất
Giải pháp ERP Fast Business Online giúp quản lý sản xuất toàn diện
Công nghiệp 4.0 tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trong sản xuất, đặc biệt là tính tự động hóa toàn diện, bao gồm sự kết hợp giữa máy móc, robot và hệ thống tự động. Với sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý sản xuất hay phần mềm ERP, kết hợp với công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud), các quy trình sản xuất cũ kỹ và nặng nề dần được lược bỏ, thay vào đó là là các quy trình thông minh và linh hoạt, đáp ứng nhanh chóng với những biến đổi của thị trường.
Với giải pháp ERP Fast Business Online, các doanh nghiệp có thể hệ thống hóa và liên kết chu trình sản xuất một cách chặt chẽ và tự động. Giải pháp giúp xử lý 4 chức năng cốt lõi nhất trong quản trị sản xuất: Hoạch định kế hoạch sản xuất, hoạch định nhu cầu nguyên liệu, hoạch định công suất nhà máy, quản lý phân xưởng sản xuất.
Fast Business Online được phát triển trên nền tảng web-based, mobile-web giúp làm việc dễ dàng, mọi thời điểm, ở bất kỳ đâu trên các thiết bị như máy tính, laptop, máy tính bảng. Đặc biệt, với phiên bản trên mobile app, người dùng có thể làm việc chỉ với một chiếc điện thoại thông minh. Các tác nghiệp trong quản trị sản xuất như lập đơn hàng bán, duyệt đơn hàng bán, quản lý danh mục hàng hóa vật tư, xem các báo cáo… đều có thể thực hiện trên di động, giúp nâng cao tính linh hoạt trong hoạt động quản trị sản xuất.
>>> Xem thêm: Các tính năng trên Fast Business Online Mobile App
>>> Để biết hơn chi tiết về sản phẩm ERP Fast Business Online, xem tại đây: https://fast.com.vn/gioi-thieu-tong-quan-ve-phan-mem-erp-fast-business-online/
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp