Trách nhiệm pháp lý là một trong những loại trách nhiệm được áp dụng vì những mục đích nhất định. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được mục đích của trách nhiệm pháp lý.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung nhằm trả lời cho câu hỏi: Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây?
Bạn đang xem: Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây?
Câu hỏi: Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.
B. Xác định được người tốt và người xấu.
C. Cách ly người vi phạm với những người xung quan.
D. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với người vi phạm pháp luật.
Đáp án: Đáp án đúng là đáp án A. Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.
Giải thích nguyên nhân lựa chọn đáp án A:
– Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà chủ thể pháp luật phải gánh chịu do pháp luật quy định vì hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Xem thêm : Cách phân biệt Visa Trung Quốc có đường lưỡi bò và không có đường lưỡi bò
– Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý như sau:
+ Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp luật quy định, đây là quy định khác biệt so với các loại trách nhiệm như trách nhiệm tôn giáo, trách nhiệm đạo đức.
+ Khi có thiệt hại xảy ra mà được pháp luật quy định thì phát sinh trách nhiệm pháp luật.
+ Trách nhiệm pháp lý luôn gắn với các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.
+ Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bắt buộc chủ thể phải gánh chịu như thiệt hại về tài sản, về nhân thân mà trong phần chế tài của quy phạm pháp luật quy định.
+ Chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả, chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật.
– Các loại trách nhiệm pháp lý hiện nay, cụ thể:
+ Trách nhiệm dân sự:
Là trách nhiệm của người hoặc là Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự và phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.
+ Trách nhiệm hình sự:
Xem thêm : Đồng Nai phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ du lịch
Là trách nhiệm mà người phạm tội phải chịu hình phạt theo quy định và các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật hình sự nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội.
+ Trách nhiệm kỷ luật:
Là trách nhiệm của người vi phạm kỉ luật phải chịu các hình thức xử lý kỉ luật do thủ tướng Cơ quan xí nghiệp, trường học áp dụng với cán bộ, công nhân viên, học sinh của Cơ quan, tổ chức mình.
+ Trách nhiệm hành chính:
Là trách nhiệm của người hoặc là của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm những nguyên tắc quản lý Nhà nước và phải chịu các hình thức xử lý hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng.
– Mục đích của hình phạt là kết quả thực tế cuối cùng mà Nhà nước mong muốn đạt được khi quy trách nhiệm hình sự đối với tội phạm và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội.
Căn cứ theo quy định của pháp luật thì mục đích của hình phạt thể hiện trước hết ở chỗ hình phạt tác động trực tiếp đến người phạm tội, không chỉ trừng trị mà còn nhằm giáo dục, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Trong lý luận, mục đích này của hình phạt được thể hiện bằng thuật ngữ phòng ngừa riêng.
Do đó, đáp án A là đáp án phù hợp nhất đối với câu hỏi trên.
Như vậy, Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích nào ở dưới đây? Là câu hỏi đã được chúng tôi trả lời phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan đến trách nhiệm pháp lý. Chúng tôi mong rằng nội dung của bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp