1. Cơ hội của toàn cầu hóa với các nước đang phát triển:
+ Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.
Ví dụ : Kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng tăng lên. Năm 2007 đạt 111,4 tỉ USD.
Bạn đang xem: Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa với các nước đang phát triển
+ Đón đầu được công nghiệp hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội
+ Chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước.
Ví dụ : Nhiều nước đang phát triển trở thành nước công nghiệp mới (Hàn Quốc, Xin-ga-po, Bra-xin…) nhờ sớm hội nhập vào xu thế toàn cầu hoá.
+ Các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác.
2. Thách thức của toàn cầu hóa với các nước đang phát triển:
+ Bị áp lực lớn trong cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Ví dụ: Hàng hoá các nước đang phát triển vẫn bị ngăn trở khi thâm nhập thị trường các nước lớn bằng một số biện pháp do các nước phát triển đặt ra: áp đặt luật chống bán phá giá (vụ cá tra, cá ba sa của Việt Nam khi nhập vào thị trường Hoa Kì); dựng các hàng rào kĩ thuật khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, về điều kiện sản xuất của các nước sở tại, tiếp tục trợ giá cho các mặt hàng nông sản trong nước….
+ Cần có vốn và có nguồn nhân lực kĩ thuật cao và làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn.
+ Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước khác. Các giá trị đạo đức của nhận loại được xây dựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn.
+ Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia.
Ví dụ: Ở Việt Nam, một số giá trị văn hoá truyền thống không được bảo tồn, gìn giữ; một số người thay đổi nhanh chóng lối sống, tha hoá đạo đức, nảy sinh tư tưởng thực dụng ở không ít người.…
+Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia.
Ví dụ: Việt Nam cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới đang đứng trước những hiểm hoạ của thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường,
3. Tác động tích cực của toàn cầu hóa với các nước đang phát triển:
Phát huy được lợi thế so sánh để phát triển
Lợi thế so sánh luôn biến đổi phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước. Nước nào có nền kinh tế càng kém phát triển thì lợi thế so sánh càng suy giảm. Đa số các nước đang phát triển chỉ có lợi thế so sánh bậc thấp như lao động rẻ, tài nguyên, thị trường…. Đó là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển. Nhưng toàn cầu hóa, KVH cũng mang lại cho các nước đang phát triển những cơ hội lớn mới, nếu biết vận dụng sáng tạo để thực hiện được mô hình phát triển rút ngắn.
Tăng nguồn vốn đầu tư
Xem thêm : Tại sao sống phải có lòng biết ơn? Học sinh cần rèn luyện lòng biết ơn như thế nào?
Kinh tế toàn cầu hóa, KVH biểu hiện nổi bật ở dòng luân chuyển vốn toàn cầu. Điều đó tạo cơ hội cho các nước đang phát triển có thể thu hút được nguồn vốn bên ngoài cho phát triển trong nước, nếu nước đó có cơ chế thu hút thích hợp.
Nâng cao trình độ kỹ thuật – công nghệ
Trong quá trình toàn cầu hóa, KVH các nước đang phát triển có điều kiện tiếp cận và thu hút những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, qua đó mà nâng dần trình độ công nghệ sản xuất của các nước đang phát triển
Thay đổi được cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực
toàn cầu hóa, KVH đòi hỏi nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có các nước đang phát triển phải tổ chức lại với cơ cấu hợp lý. Kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.
Mở rộng kinh tế đối ngoại
toàn cầu hóa, KVH làm cho quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế trở thành xu hướng tất yếu và diễn ra hết sức mạnh mẽ do sự phát triển cao của lực lượng sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ. toàn cầu hóa, KVH đang diễn ra với tốc độ cao, càng đòi hỏi mạnh mẽ việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển
Cơ sở hạ tầng được tăng cường
Quá trình toàn cầu hóa , KVH đã tạo ra cơ hội để nhiều nước đang phát triển phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, về bưu chính viễn thông, về điện, nước… ở các nước đang phát triển, mức thu nhập tính theo đầu người rất thấp, do đó tích luỹ cũng vô cùng thấp vì phần lớn thu nhập dùng vào sinh hoạt.
Học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến
Các nước có nền kinh tế phát triển thường có phương thức, cách thức quản lý nền kinh tế tiên tiến với những công cụ quản lý hiện đại. Thông qua các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế các đang phát triển học tập những kinh nghiệm quản lý tiên tiến hiện đại của các nước phát triển. Học tập trực tiếp qua các dự án đầu tư, qua các Xí nghiệp, Công ty liên doanh…., qua việc đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế…
4. Tác động tiêu cực của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối với các nước đang phát triển:
Tăng trưởng kinh tế không bền vững do phụ thuộc vào xuất khẩu
Nền kinh tế các nước đang phát triển đang cơ cấu lại theo chiến lược kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế. Nhưng trong quá trình đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhiều nước đang phát triển phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu. Mà xuất khẩu lại phụ thuộc vào sự ổn định của thị trường thế giới, vào giá cả quốc tế, vào lợi ích của các nước nhập khẩu, vào độ mở cửa thị trường của các nước phát triển… do vậy, mà chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, khó lường trước.
Lợi thế của các nước đang phát triển đang bị yếu dần
Nền kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Do vậy mà những yếu tố được coi là lợi thế của các nước đang phát triển như tài nguyên, lực lượng lao động dồi dào, chi phí lao động thấp… sẽ yếu dần đi, còn ưu thế về kỹ thuật – công nghệ cao, về sản phẩm sở hữu trí tuệ, về vốn lớn… lại đang là ưu thế mạnh của các nước phát triển.
Nợ nần của các nước đang phát triển tăng lên
Sau một thời gian tham gia toàn cầu hóa, KVH nợ nần của nhiều nước đang phát triển ngày càng thêm chồng chất. Khoản nợ quá lớn (trên 2200 tỷ USD) là gánh nặng đè lên nền kinh tế của các nước đang phát triển nó là lực cản kéo lùi tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước này.
Sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu kém
Xem thêm : Cây nắp ấm có tác dụng gì?
Chính sự yếu kém về kỹ thuật, công nghệ, vốn, kỹ năng tổ chức nền kinh tế của các nước đang phát triển sẽ làm cho chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển sẽ ngày càng cách xa hơn.
Mở rộng lãnh thổ, tăng thêm dân số
Phân hoá giàu nghèo giữa hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển tăng lên
Môi trường sinh thái ngày càng xấu đi
Việc chuyển dịch những ngành đòi hỏi nhiều hàm lượng lao động, tài nguyên… nhiều những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường sang các nước đang phát triển việc các nhà tư bản nước ngoài đầu tư vào các nước đang phát triển ngày càng trở nên xấu đi nhanh chóng.
Toàn cầu hóa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các nước đang phát triển. Vì thế, các nước cần phải tích cực chủ động tham dự để đề ra đối sách tương ứng nhằm bù đắp những thiếu hụt về vốn trong nước. Áp dụng quy trình quản lý tiên tiến cùng kỹ thuật công nghệ hiện đại nhằm phát huy tối đa ưu thế, khai thác thị trường quốc tế.
5. Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với Việt Nam:
Toàn cầu hóa đem lại nhiều cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Dưới đây là một số cơ hội và thách thức quan trọng:
Cơ hội:
– Thị trường xuất khẩu: Toàn cầu hóa giúp mở ra cơ hội tiếp cận các thị trường quốc tế lớn hơn cho sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam.
– Đầu tư nước ngoài: Việt Nam có thể thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp, và các ngành kinh tế khác.
– Công nghệ và inovasi: Toàn cầu hóa cho phép Việt Nam tiếp cận kiến thức, công nghệ, và cơ hội hợp tác nghiên cứu với các đối tác quốc tế.
– Hợp tác quốc tế: Có cơ hội hợp tác với các quốc gia khác trong lĩnh vực như giáo dục, khoa học và công nghệ, y tế, và nhiều lĩnh vực khác.
Thách thức:
– Cạnh tranh quốc tế: Toàn cầu hóa tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu.
– Biến đổi khí hậu: Toàn cầu hóa đang đóng góp vào biến đổi khí hậu, gây ra các thách thức về môi trường và bền vững cho Việt Nam.
– Sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước ngoài: Một số ngành kinh tế của Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, điều này có thể gây khó khăn khi có sự biến đổi trong thị trường thế giới.
– Các vấn đề xã hội: Sự toàn cầu hóa có thể góp phần làm gia tăng sự chênh lệch xã hội, không bình đẳng, và gây ra nhiều vấn đề xã hội khác.
Để tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức của toàn cầu hóa, Việt Nam cần phát triển chiến lược quốc gia, đầu tư vào giáo dục và đào tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, và thúc đẩy sự đổi mới trong kinh tế và công nghệ. Ngoài ra, cần có chính sách quản lý hiệu quả để bảo vệ môi trường và đảm bảo bền vững trong quá trình phát triển kinh tế.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp