I. Kiến thức cơ bản
1. Hàng hóa
Bạn đang xem: Quan hệ về số lượng hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau là
a. Hàng hóa là gì?
Hàng hóa là sản phẩm lao động thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi, mua bán.
b. Đặc điểm hàng hóa
– Là một phạm trù lịch sử tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa
– Sản xuất chỉ mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường. Hàng hóa có thể ở dạng hữu cơ hay phi vật thể.
c. Hai thuộc tính của hàng hóa
– Hàng hóa gồm có hai thuộc tính: giá trị hàng hóa và giá trị sử dụng.
+ Giá trị sử dụng
+ Gía trị sử dụng của hàng hóa là công cụ của vật chất có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
+ Cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật giá trị sử dụng của một vật được phát hiện ra ngày càng phong phú và đa dạng.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn.
– Giá trị hàng hóa
+ Giá trị của hàng hóa chính là hao phí sức lao động mà người sản xuất phải có để làm ra một đơn vị hàng hóa.
+ Hao phí lao động từng người sản xuất được gọi là thời gian lao động cá biệt.
+Thời gian lao động cá biệt tạo ra giá trị cá biệt của hàng hóa.
+ Nền sản xuất hàng hóa lượng giá trị không tính bằng thời gian lao động cá biệt mà tính bằng thời gian lao động cần thiết.
+ Thời gian lao động cần thiết để sản xuất hàng hóa là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình trong những điều kiện trung bình trong những hoàn cảnh xã hội nhất định.
Xem thêm : Uống nước dưa leo và chanh có giảm cân không? Cách giảm cân bằng dưa chuột và chanh siêu hiệu quả
+ Thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra giá trị xã hội của hàng hóa.
+ Người có: TGLĐCB TGLĐXHCT: Thua lỗ.
⇒ Hàng hóa là sự thống nhất giữa hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Đó là sự thống nhất của hai mặt đối lập mà thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm sẽ không trở thành hàng hóa. Hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội giữa người sản xuất và trao đổi hàng hóa.
2. Tiền tệ
a. Nguồn gốc và bản chất tiền tệ
– Nguồn gốc: Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị.
+ Hình thái giá trị đơn giản
+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng
+ Hình thái chung của giá trị
+ Hình thái tiền tệ
– Bản chất: Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, là sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời, tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa người sản xuất hàng hóa.
b. Các chức năng của tiền tệ
– Thước đo giá trị
+ Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa (giá cả).
+ Giá cả hàng hóa quyết định bởi các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị tiền tệ, quan hệ cung – cầu hàng hóa.
– Phương tiện lưu thông
+ Theo công thức: Hàng – tiền – hàng ( tiền là môi giới trao đổi).
+ Trong đó, Hàng – Tiền là quá trình bàn, Tiền – Hàng là quá trình mua.
– Phương tiện cất trữ
Xem thêm : Chủ Nghĩa Xã Hội Là Gì? Đặc Trưng Và Con Đường Lên CNXH
Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua han gf, vì tiền đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị.
– Phương tiện thanh toán
+ Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán ( trả tiền mua chịu hàng hóa, mua nợ, nộp thuế…)
– Tiền tệ thế giới:
Tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ trước đến nay sang nước khác, việc trao đổi tiền từ nước này sang nước khác theo tỉ giá hối đoái.
c. Quy luật lưu thông hàng hóa
– Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luât quy định số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định.
– Quy luật này được thể hiện: M= (P X Q) / V
+ M : Số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông
+ P: mức giá của đơn vị hàng hóa
+ Q: số lượng hàng hóa đem ra lưu thông
+ V: số vòng luận chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.
3. Thị trường
– Thị trường là lĩnh vực trao đổi , mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.
– Các chức năng cơ bản của thị trường:
+ Chức năng thực hiện ( hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
+ Chức năng thông tin
+ Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
⇒ Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và tiêu dùng dành được lợi ích kinh tế lớn nhất và nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp