Người Việt Nam ta thường có phong tục đi chùa, đi lễ cầu may vào một số dịp lễ quan trọng. Mọi người khi đi lễ chùa đều cực kỳ thành tâm cầu khấn cho gia đình và bản thân đạt được các ước nguyện trong tương lai. Nhưng chùa là nơi linh thiêng, hiện nay có khá nhiều người, nhất là các bạn trẻ khi đi lễ chùa chưa thực sự biết các quy định căn bản để lễ Phật sao cho chuẩn tâm linh nhất. Cùng chúng tôi tham khảo hướng dẫn cách đi chùa chuẩn tâm linh đầy đủ ở bài viết sau.
Đi lễ chùa có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
Đi lễ chùa là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Chúng ta đều có hy vọng rằng lễ chùa sẽ được Thần Phật chứng giáng, ban cho thành toàn những ước nguyện trong lòng. Chính vì vậy, việc đi lễ chùa thường có ý nghĩa thể hiện sự tin tưởng vào thế giới tâm linh cũng như lòng thành kính đối với Đức Phật tối cao. Người đi lễ chùa phải chuẩn bị cho mình một tâm hồn sáng đẹp, mang theo những ước nguyện của bản thân, thành kính đến lễ Phật tại cửa chùa.
Bạn đang xem: Hướng dẫn cách đi chùa chuẩn tâm linh năm 2023
Để ý nghĩa lễ Phật tại chùa được vẹn toàn, người đi chùa cần biết cách thể hiện sự hiểu biết, phong thái lễ Phật của bản thân. Đây cũng là hành động giúp cho ý nghĩa của việc lễ Phật trở nên trọn vẹn, buông bỏ được thói “tham, sân, si” trong lòng.
Ở Việt Nam, dọc theo mọi miền của tổ quốc đều có xây dựng rất nhiều chùa chiền để Phật tử tới vãn cảnh và lễ Phật. Ngoài ra đây cũng là nơi tu tâm dưỡng đức, hướng con người ta tới cái thiện trong cuộc sống. Đây cũng là ý nghĩa chính của việc đi lễ chùa vào những dịp đặc biệt trong năm.
Khi đi lễ chùa cần lưu ý điều gì?
Nhiều người, nhất là những bạn trẻ thường chưa biết cách đi chùa lễ Phật sao cho đúng chuẩn tâm linh nhất. Khi tới chùa, những người bái lạy cần chú ý thực hiện một số điều sau:
Nên đi lễ chùa vào những ngày nào?
Trong năm có rất nhiều dịp đặc biệt để bạn đi lễ chùa. Dựa vào thói quen của bản thân, gia đình, vùng miền bạn nên lựa chọn những dịp đi lễ chùa phù hợp và tâm linh nhất. Thông thường người ta sẽ đi lễ chùa vào đầu năm để cầu mong bình an cho bản thân và gia đình.
Ngoài ra nhiều người theo đạo Phật sẽ đi lễ chùa vào ngày rằm và mùng một. Một số ngôi chùa tại Việt Nam hiện nay đã mở cửa hàng ngày vậy để du khách thập phương đến bái tế, thể hiện lòng thành kính của bản thân đối với Đức Phật.
Đi lễ chùa mặc quần áo như thế nào?
Khi tới vãn cảnh và lễ chùa, người đi chùa cần lưu ý ăn mặc trang phục gọn gàng, kín đáo. Bởi chùa chiền là nơi mang nhiều yếu tố tâm linh, nếu không ăn mặc đứng đắn và phù hợp với thuần phong mỹ tục sẽ là một việc cực kỳ không coi trọng đức Phật.
Nhiều người đi lễ chùa hiện nay thường sử dụng các bộ quần áo có màu sắc nâu, xám. Những người theo đạo Phật thì thường diện áo tràng, áo lam Phật tử để thể hiện nét đẹp dịu dàng, thanh cảnh của nhà Phật. Việc may những bộ trang phục đi chùa thường được sử dụng là những chất liệu dễ thấm hút mồ hôi, khi vận động sẽ dễ dàng. Khi tới lễ chùa tuyệt đối không nên mặc các bộ đồ xuyên thấu, hở hang, phản cảm để tránh bị Đức Phật của trách.
Nên cầu những gì khi tới vãng cảnh chùa?
Chắc hẳn mỗi chúng ta đều sẽ có trong lòng những ước nguyện chưa thực hiện được. Vì để củng cố niềm tin, hy vọng ước nguyện đó sẽ trở thành hiện thực trong tương lai, nhiều người thường đi lễ chùa để cầu mong Đức Phật che chở và phù hộ.
Khi đi chùa, cầu gì cho đúng là câu hỏi cũng rất được nhiều người băn khoăn. Tại một số chùa hiện nay, khách vãng lai đến chùa thường cầu nguyện bình an, cầu may, cầu công danh, con cái, cầu duyên,… Đây là những hình cầu thiết thực mà mỗi cá nhân đều muốn thực hiện trong tương lai.
Nguyên tắc cần nhớ khi đi chùa
Khi ghé chùa, bạn cần thực hiện đúng nguyên tắc ra vào, bái lại để đảm bảo việc hiện diện của bản thân nơi cửa Phật đứng đắn và phù hợp về mặt tâm linh nhất.
Nguyên tắc ra vào, bái lạy ở chùa
Khi tới chùa, bạn nên đi thẳng vào cổng tam quan. Lối vào thường là phía bên phải của cửa đi. Lối ra thường là phía bên trái cửa đi tính theo mặt đối diện. Khi tới chùa phải chú ý qua cửa không được dẫm lên bậc thềm mở cửa.
Trước khi vào chùa, cần bái lạy và thắp hương cho hai ông gác cổng nhằm xin phép để được vào chùa. Khi bái lạy lại cần đứng chéo so với bán kính, tránh đối mặt trực tiếp.
Cách vái Phật khi đi chùa là hai tay chắp trước trực hình búp sen rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng rồi ngẩng lên và đưa hai bàn tay lên, vái 3 vái theo nhịp lên xuống. Đây là cách bái lạy chuẩn, đẹp mắt và cũng như thể hiện yếu tố thần kinh với tâm linh phù hợp nhất.
Một số chủ ngữ xưng hô đại chùa
Đi lễ Phật tại chùa, bạn nên xưng hô thầy – con đối với những sư trụ trì tại chùa. Khi xưng hô hoặc có việc cần nhờ vả nên chắp tay hình búp sen giống như khi bạn lễ Phật. Đối với những Phật tử khác trong chùa thì nên hòa nhã, vui vẻ, thể hiện thái độ nhẹ nhàng, dễ gần.
Nguyên tắc và thứ tự khi bạn hành lễ tại các bàn thờ
Đầu tiên bạn Lễ ban Đức Ông bởi đây là vị Phật cai quản toàn bộ ngôi chùa. Sau khi hành lễ tại ban xong thì bạn chuyển sang lễ ban Tam Bảo rồi sang ban Mẫu và cuối cùng lễ tại nhà Tổ để kết thúc quá trình bái lạy tại chùa.
Các điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa
Ngoài những điều cần lưu ý ở trên, khi tới lễ chùa, bạn cũng cần tìm hiểu một số điều kiêng kỵ dưới đây, tránh phạm phải để tránh bề trên quở trách:
Trước khi vào chùa cần kiêng kỵ điều gì?
Xem thêm : 4 loại thuốc bổ sung kẽm cho nam giới được bác sĩ khuyên dùng
Trước khi đến chùa bạn cần đảm bảo thực hiện các vấn đề sau:
- Không quan hệ vợ chồng, nếu có phát sinh quan hệ cần phải đợi từ 3 – 6 tiếng sau mới được đi lễ chùa
- Khi vào chùa phải tuyệt đối không được có suy nghĩ đối với các chuyện chăn gối
- Không đi chùa vào những ngày Phật đản, lễ Vu Lan
- Cấm không được mặc váy ngắn, quần đùi, áo hở ngực hở lưng khi đến chùa
- Nên mặc các trang phục có màu trầm, lạnh, không mặc trang phục sặc sỡ
- Tránh trang điểm quá đậm, xịt nước hoa quá nồng
- Phụ nữ có kinh nguyệt không nên ghé chùa
- Nếu đi chùa, trên đường đi gặp mèo thì hãy quay về ngay
- Không mang khăn, túi xách khi bái lạy
Khi vào chùa cần kiêng kỵ điều gì?
Khi đã bước chân vào chùa cần kiêng kỵ một số vấn đề sau:
- Không thắp hương trong chùa, chỉ nên thắp hương tại đỉnh hương đặt ngoài sân chùa
- Nếu đi cùng trẻ em nên tránh cho trẻ đùa nghịch trong không gian điện thờ, tránh chúng tự ý sờ vào tượng Phật
- Không chụp ảnh, quay fim trong không gian chùa có sự hiện diện Phật, Thánh
- Lễ mặn, tiền vàng mã âm phủ không được mang vào cúng trong chính điện
- Không được tự ý mang các vật dụng đồ đạc của chùa về nhà
- Đảm bảo không vứt rác bừa bãi, hút thuốc, bừa bộn trong chùa
- Không nhìn chằm chằm vào tượng Phật chính diện
- Tránh nói to, cãi nhau, nô đùa trong không gian chùa
- Khi thụ lộc tại chùa nên đến bàn thụ lộc để hưởng, không tự ý hạ đồ trên ban
Hướng dẫn đi chùa chuẩn tâm linh
Trong khi đi lễ chùa, người đi lễ cần tuân thủ đúng hướng dẫn để đạt được ý nghĩa và sự thành tâm trong đó. Một số vấn đề bỏ túi gồm:
Thứ tự thực hiện khi đến chùa hành lễ
Khi tới chùa, ngoài tuân thủ các nguyên tắc lễ Phật thì bạn nên hành lễ theo đúng trật tự. Đảm bảo việc đi lễ chùa của mình chuẩn tâm linh, được Phật nhận và phù hộ. Các bước trong thứ tự lễ chùa gồm có:
Bước 1: Đặt lễ vật và hành lễ tại ban thờ Đức Ông đầu tiên
Bước 2: Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, tiến hành đặt lễ tại chính điện, cầu khấn điều mà mình mong muốn với chư vị Thần Phật
Bước 3: Sau khi đặt lễ chính điện xong thì chuyển qua hành lễ tại điện thờ Mẫu, Tứ Phủ
Bước 4: Di chuyển tới hành lễ tại nhà thờ Tổ (nhà Hậu)
Bước 5: Di chuyển đến nhà trai giới ngồi đợi, thiền và thăm hỏi các vị sư tại chùa, công đức, đợi thụ lộc.
Một số bài khấn gợi ý cho phật tử khi đi lễ chùa
Tại các chùa hiện nay đề có sẵn các bài khấn được đặt ngay tại chiếu quỳ khi hành lễ, quý Phật tử có thể dựa vào đó để khấn khi vào chùa. Nếu không có bài khấn sẵn, bạn có thể tham khảo bài khấn tổng quát dưới đây:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm Tân Sửu
Tín chủ con là …………………………
Ngụ tại………………………
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:
Xem thêm : Cơ sở thần kinh của tập tính.
Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.
Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.
Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, nguyện trông ơn Phật, Quan âm Đại sĩ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an quy làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.
Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Trên đây là hướng dẫn đi chùa chuẩn tâm linh nhất mà chúng tôi tham khảo, tổng hợp dành cho quý Phật tử quan tâm lễ bái tại chùa. Khi tới chùa, quý bạn đọc hãy thành tâm để ước nguyện của mình nhanh chóng thành hiện thực nhất.
Chúc quý bạn đọc luôn an vui trong cuộc sống!
CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG LẠC HỒNG VIÊN
Trọn Một Chữ Tình !
* Hotline: 0965.435.666
* Địa chỉ: Xã Mông Hóa, TP Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình
* Văn Phòng Giao Dịch: Tòa Nhà Sông Đà, Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm Hà Nội
* Website: https://congviennghiatrang.com/
* Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC2kc1u22j68sJEtvtwcsNYA
* Fanpage: https://www.facebook.com/nghiatranglachongvien/
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp