Quân nhân là gì? Điều kiện để trở thành quân nhân chuyên nghiệp

1. Quân nhân là gì? Quân nhân là làm gì?

Quân nhân là những người phục vụ trong lực lượng vũ trang tại một đơn vị quân đội của quốc gia nói chung, gồm các chức vụ sau: Sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ và quân nhân chuyên nghiệp và không bao gồm cảnh sát, công an hay những người phục vụ trong ngành an ninh.

cap-bac-quan-nhan-chuyen-nghiep
Quân nhân là gì? Để trở thành quân nhân chuyên nghiệp cần điều kiện gì? (Ảnh minh họa)

2. Để trở thành quân nhân chuyên nghiệp cần điều kiện gì?

Để trở thành quân nhân chuyên nghiệp, dựa vào Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, ta cần biết những thông tin sau:

2.1 Quân nhân chuyên nghiệp là gì?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 2, 3 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015:

Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân và được tuyển chọn, tuyển dụng dựa theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.

Trong đó, theo khoản 3,4 Điều 2 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, quân nhân chuyên nghiệp gồm có:

  • Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ: là những quân nhân chuyên nghiệp đang còn phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

  • Quân nhân chuyên nghiệp dự bị: là những công dân Việt Nam có đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định pháp luật.

2.2 Điều kiện để trở thành quân nhân chuyên nghiệp

Theo Khoản 3 Điều 14 về tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp trong Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 có quy định điều kiện để trở thành quân nhân nghiệp như sau:

  • Một người quân nhân chuyên nghiệp cần có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội.

  • Quân nhân chuyên nghiệp cần có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của một người quân nhân chuyên nghiệp.

dieu-kien-de-tro-thanh-quan-nhan-chuyen-nghiep
Điều kiện để trở thành quân nhân chuyên nghiệp được Quốc hội ban hành (Ảnh minh họa)

3. Cấp bậc của quân nhân theo quy định hiện nay

Để trả lời cho câu hỏi Các cấp bậc của quân nhân là gì? Theo pháp luật quy định hiện nay, cấp bậc của quân nhân được phân chia theo hệ thống như sau:

– Với sĩ quan

Sĩ quan là cán bộ thuộc lực lượng vũ trang của quân đội có vị trí nòng cốt và đảm nhiệm các chức vụ quan trọng như: Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ khác do nhà nước giao.

Sĩ quan được phân chia cấp bậc theo Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi 2008 gồm 3 cấp và 12 bậc cụ thể từ thấp đến cao như sau:

  • Cấp Úy gồm có 4 bậc là: Thiếu úy, Trung úy, Thượng úy, Đại úy.

  • Cấp Tá gồm có 3 bậc là: Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá, Đại tá.

  • Cấp Tướng gồm có 4 bậc là: Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân; Đại tướng.

cap-bac-si-quan
Sĩ quan được phân chia cấp bậc gồm: 3 cấp và 12 bậc (Ảnh minh họa)

– Với hạ sĩ quan, binh sĩ

Căn cứ vào Điều 3 trong Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ là công dân còn đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển. Công dân có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân được gọi là hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị.

Hạ sĩ quan, binh sĩ được phân chia cấp bậc theo Điều 4 Thông tư 07/2016/TT-BQP gồm 03 bậc quân hàm sau:

  • Thượng sĩ

  • Trung sĩ

  • Hạ sĩ

– Với quân nhân chuyên nghiệp

Quân nhân chuyên nghiệp là những công dân Việt Nam được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh với đầy đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân.

Dựa vào Điều 16 trong Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015, quân nhân chuyên nghiệp được phân chia cấp bậc dựa theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương như sau:

  • Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp

  • Trung tá quân nhân chuyên nghiệp

  • Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp

  • Đại úy quân nhân chuyên nghiệp

  • Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp

  • Trung úy quân nhân chuyên nghiệp

  • Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp

Trong đó, bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp gồm có 3 loại sau:

  • Loại cao cấp: Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp.

  • Loại trung cấp: Trung tá quân nhân chuyên nghiệp.

  • Loại sơ cấp: Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp.

4. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về quân nhân

Sự khác nhau giữa sĩ quan, bộ đội và quân nhân là gì? Quân nhân tại ngũ là gì? Nữ có thể trở thành quân nhân hay không? là những câu hỏi thường gặp về quân nhân. Câu trả lời cho các thắc mắc này như sau:

4.1 Phân biệt quân nhân, sĩ quan và bộ đội

Để phân biệt quân nhân, sĩ quan và bộ đội, ta có thể dựa trên các tiêu chí sau:

Tiêu chí phân biệt

Quân nhân chuyên nghiệp

Sĩ quan

Bộ đội

Căn cứ cơ sở pháp lý

Căn cứ theo Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015

Căn cứ theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi , bổ sung năm 2008

Căn cứ theo Luật Quốc phòng 2018 và Thông tư 148/2018/TT-BQP

Khái niệm

Là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân.

Là người được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.

Là cán bộ thuộc lực lượng vũ trang của quân đội có vị trí nòng cốt và đảm nhiệm các chức vụ quan trọng như: Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ khác do nhà nước giao.

Cách gọi chung của các bộ phận trong Quân đội nhân dân

Vị trí và chức năng

Vị trí: Lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ.

Chức năng: Bảo đảm thực hiện tốt cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý và thực hiện các nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác.

Vị trí: Lực lượng nòng cốt của Quân đội nhân dân.

Chức năng: Đảm nhận các vai trò lãnh đạo, quản lý và chỉ huy hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm đảm bảo cho quân đội luôn sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ.

Vị trí: Lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân.

Chức năng: Luân sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ tổ quốc và thực hiện các công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối Đảng, chính sách nhà nước.

Đối tượng được lựa chọn

Công dân Việt Nam 18 tuổi trở lên thuộc đối tượng:

Công dân là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan.

Công dân là hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ hoặc đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội.

Công dân là công nhân và viên chức quốc phòng.

Công dân Việt Nam.

Công dân từ đủ 18 đến 25 tuổi.

Điều kiện tuyển chọn

Có đủ các phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội.

Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của một người quân nhân chuyên nghiệp.

Có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời.

Có nguyện vọng, mong muốn và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự.

Có đủ điều kiện về sức khỏe, chính trị, văn hóa.

4.2 Quân nhân tại ngũ là gì?

Quân nhân tại ngũ là những người quân nhân còn đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân

4.3 Nữ có thể trở thành quân nhân không?

Câu trả lời là Có. Theo Khoản 2 Điều 8 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công an và viên chức quốc phòng 2015 có quy định không phân biệt nam hay nữ, điều kiện và cách thức tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp không khác nhau.

nu-co-the-tro-thanh-quan-nhan-hay-khong
Công dân là nữ hoàn toàn có thể trở thành một quân nhân (Ảnh minh họa)

Trên đây là Quân nhân là gì? Quân nhân chuyên nghiệp là gì? Điều kiện để trở thành quân nhân chuyên nghiệp như thế nào? Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin và kiến thức về quân nhân và các vấn đề liên quan. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.