C, Quan niệm của triết học Mác Lênin về vật chất

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video quan niệm về vật chất của triết học mác lênin

C, Quan niệm của triết học Mác Lênin về vật chất:

C. MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN:

  • Vật chất, với tính cách là vật chất, một sáng tạo thuần túy của tư duy, và là một trừu tượng thuần túy, không có sự tồn tại cảm tính.

  • Bản thân phạm trù vật chất cũng không phải là sự sáng tạo tuỳ tiện của tư duy con người, mà trái lại, là kết quả của “con đường trừu tượng hoá” của tư duy con người về các sự vật, hiện tượng “có thể cảm biết được bằng các giác quan.

  • Xét về thực chất, nội hàm của các phạm trù triết học nói chung, của phạm trù vật chất nói riêng chẳng qua chỉ là “sự tóm tắt trong chúng ta tập hợp theo những thuộc tính chung” 6 của tính phong phú, muôn vẻ nhưng có thể cảm biết được bằng các giác quan của các sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất.

  • Các sự vật, hiện tượng của thế giới, dù rất phong phú, muôn vẻ nhưng chúng vẫn có một đặc tính chung, thống nhất đó là tính vật chất – tính tồn tại, độc lập không lệ thuộc vào ý thức. LÊNIN:

  • Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức. “Đặc tính duy nhất của vật chất mà chủ nghĩa duy vật triết học gắn liền với việc thừa nhận đặc tính này – là cái đặc tính tồn tại với tư cách là hiện thực khách quan, tồn tại ở ngoài ý thức chúng ta” Theo V.Iênin, trong đời sống xã hội thì “khách quan không phải theo ý nghĩa là một xã hội những sinh vật có ý thức, những con người, có thể tồn tại và phát triểnkhông phụ thuộc vào sự tồn tại của những sinh vật có ý thức (…), mà khách quan theo ý nghĩa là tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội của con người ”

  • Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác. V.Iênin khẳng định rằng, vật chất luôn biểu hiện đặc tính hiện thực khách quan của mình thông qua sự tồn tại không lệ thuộc vào ý thức của các sự vật,

hiện tượng cụ thể, tức là luôn biểu hiện sự tồn tại hiện thực của mình dưới dạng các thực thể. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không bàn đến vật chất một cách chung chung, mà bàn đến nó trong mối quan hệ với ý thức của con người. Trong đó, xét trên phương diện nhận thức luận thì vật chất là cái có trước, là tính thứ nhất, là cội nguồn của cảm giác (ý thức); còn cảm giác (ý thức) là cái có sau, là tính thứ hai, là cái phụ thuộc vào vật chất. Đó cũng là câu trả lời theo lập trường nhất nguyên duy vật của V.Iênin đối với mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học.

  • Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó. Các hiện tượng vật chất luôn tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào các hiện tượng tinh thần. Còn các hiện tượng tinh thần (cảm giác, tư duy, ý thức…), lại luôn luôn có nguồn gốc từ các hiện tượng vật chất và những gì có được trong các hiện tượng tinh thần ấy (nội dung của chúng) chẳng qua cũng chỉ là chép lại, chụp lại, là bản sao của các sự vật, hiện tượng đang tồn tại với tính cách là hiện thực khách quan.

 Ý nghĩa phương pháp luận của quan niệm vật chất của triết học Mác Lênin

  • Giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng
  • Cung cấp nguyên tắc thế giới quan và phương pháp luận khoa học để đấu tranh chống CNDT, thuyết không thể biết, CNDV siêu hình và mọi biểu hiện của chúng trong triết học tư sản hiện dại về phạm trù này
  • Là cơ sở khoa học cho việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội
  • Tạo sự liên kết giữa CNDVBC và CNDV lịch sử thành 1 hệ thống lí luận thống nhất, góp phần tạo nên nền tảng lí luận khoa học cho việc phân tích 1 cách duy vật biện chứng các vấn đề của CNDV lịch sử