Quản trị nhân lực
Khái niệm
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có là lợi nhuận sau thuế không?
- Giải đáp thắc mắc: Uống nghệ với mật ong có đẹp da không?
- Danh Sách 26+ Nhà Hàng Đà Nẵng Ăn Ngon View Đẹp Sang Trọng
- Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán mới nhất của học sinh cả nước
- Thu Nhập Khả Dụng Là Gì? Công Thức Tính Thu Nhập Khả Dụng
Quản trị nhân lực trong tiếng Anh là Human Resource Management, viết tắt là HRM.
Bạn đang xem: Quản trị nhân lực (Human Resource Management – HRM) là gì?
Quản trị nhân lực là quá trình sáng tạo và sử dụng tổng thể các công cụ, phương tiện, phương pháp và giải pháp khai thác hợp lí và có hiệu quả nhất năng lực, sở trường của người lao động, đảm bảo thực hiện các mục tiêu (lâu dài) của doanh nghiệp và của từng người lao động trong doanh nghiệp.
Cũng có thể hiểu quản trị nhân lực là quản trị con người trong mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh chiến lược của doanh nghiệp và làm thỏa mãn các nhu cầu cá nhân của người lao động.
Từ các khái niệm về quản trị nhân lực cần chú ý những vấn đề rất cơ bản sau:
– Hiểu thuật ngữ quản trị nhân lực (nguồn nhân lực) tức là quản trị sức lao động của con người. Nếu cẩn thận sử dụng thuật ngữ quản trị nguồn nhân lực, nếu ai đó hiểu và lí giải quản trị nhân lực ngày hôm nay chính là tạo ra nguồn nhân lực cho tương lai thì quản trị nhân lực và quản trị nguồn nhân lực đồng nghĩa.
– Khái niệm quản trị nguồn nhân lực không bao giờ đồng nghĩa với quản trị nhân sự bởi lẽ quản trị nhân sự là quản trị các sự việc liên quan đến con người. Trong cơ chế thị trường, người lao động chỉ bán sức lao động của anh ta theo hợp đồng lao động theo thời gian làm việc và công việc (số và chất lượng) phải hoàn thành. Điều này không đồng nghĩa với việc quản trị nhân sự (không tính đến thời gian và không gian).
Mục tiêu của quản trị nhân lực
Do các đặc trưng cơ bản của yếu tố lao động nên quản trị nhân lực có mục tiêu giảm thiểu chi phí kinh doanh sử dụng lao động, tăng năng suất lao động, đảm bảo ổn định và tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm tăng khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Quản trị nhân lực còn nhằm mục tiêu rất cơ bản là ngày càng đảm bảo tôn trọng và nâng cao phẩm giá con người, phát huy nhân cách và sự thỏa mãn trong lao động và phát triển khả năng tiềm tàng của họ.
Chịu trách nhiệm quản trị nhân lực trong mô hình quản trị hiện đại là giám đốc nhân lực. Để hoàn thành nhiệm vụ này, giám đốc nhân lực phải thiết lập mối quan hệ mật thiết với giám đốc các bộ phận khác. Trong mô hình kinh doanh truyền thống không có chức vụ giám đốc nhân lực mà thường do sự phân công giữa những nhà quản trị cao cấp của doanh nghiệp.
Vai trò của quản trị nhân lực
Có nhiều doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp thuộc các quốc gia đã phát triển, nhận thức rất rõ vai trò của nguồn nhân lực. Nhiều doanh nghiệp quan niệm con người là nguồn tài nguyên chiến lược vô giá của mình. Các nhà quản trị hiện đại quan niệm đội ngũ lao động là khách hàng bên trong doanh nghiệp. Với quan niệm như vậy, quản trị nhân lực ở các doanh nghiệp ngày nay có vai trò chủ yếu là:
Xem thêm : 10 loại cây thuốc chữa bệnh cực tốt nên trồng trong vườn nhà
– Giúp đạt các mục tiêu kinh doanh chiến lược của doanh nghiệp
– Là một bộ phận của các giải pháp phát triển doanh nghiệp
– Thỏa mãn nhu cầu người lao động
Nội dung quản trị nhân lực
– Thứ nhất, lập kế hoạch nhân lực
– Thứ hai, tuyển dụng nhân lực
– Thứ ba, sử dụng nhân lực
– Thứ tư, phái triển đội ngũ lao động
Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị nhân lực
Nhân tố bên trong
– Lịch sử doanh nghiệp
– Các giá trị, triết lí
– Tính đa dạng của nguồn nhân lực
– Chiến lược
Xem thêm : Nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế
– Văn hóa tổ chức
– Phong cách và kinh nghiệm của lãnh đạo
Nhân tố bên ngoài
– Luật pháp và chính sách của Chính phủ
– Chất lượng hoạt động của công đoàn
– Các điều kiện kinh tế
– Tính chất cạnh tranh
– Tính đa dạng của lực lượng lao động
Đặc trưng cơ bản của quản trị nhân lực
– Triết lí quan niệm nguồn nhân lực như một nguồn lực quí giá, cần sự đầu tư then chốt
– Hòa nhập giữa mục tiêu và chiến lược quản trị nguồn nhân lực với mục tiêu và chiến lược quản trị kinh doanh
– Định hướng hành động bằng cách chủ động đối phó với các thách thức chứ không chỉ phản ứng với những thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài.
(Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp