Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng để đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ cho cơ sở.
Đối với cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ thì việc thành lập lực lượng phòng cháy, chữa cháy được thực hiện phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
Bạn đang xem: Thành lập và điều động lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở trong Công ty Cổ Phần
I. Về trách nhiệm thành lập đội phòng cháy và chữa cháy
Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm thành lập hoặc đề xuất thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách. Người đứng đầu doanh nghiệp trực tiếp quản lý cơ sở sẽ có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
Tham khảo mẫu Quyết định thành lập Đội Phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
II. Về tổ chức và biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở
1. Cơ sở hoạt động theo chế độ không chuyên trách:
Xem thêm : Cho con bú có nên nhuộm tóc? Top 5 thuốc nhuộm tóc an toàn cho mẹ
Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ không chuyên trách được tổ chức và biên chế tùy theo số người thường xuyên làm việc tại cơ sở đó, cụ thể được trình bày theo bảng sau:
2. Cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách:- Đối với cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập hoặc làm việc theo ca thì mỗi bộ phận, phân xưởng, mỗi ca làm việc có 01 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu từ 05 đến 09 người, do đội trưởng hoặc đội phó kiêm tổ trưởng.
Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách phải bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở và phù hợp với tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở đó.
Người đứng đầu doanh nghiệp trực tiếp quản lý cơ sở xem xét, quyết định về tổ chức, biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành. Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành làm việc theo ca, bảo đảm thường trực 24/24 giờ trong ngày. Ban lãnh đạo đội gồm có 01 đội trưởng và các đội phó giúp việc.
Đối với cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách nêu trên thì người đứng đầu doanh nghiệp trực tiếp quản lý cơ sở đó sẽ ra Quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
III. Về điều động lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở
Xem thêm : Phản ứng đặc trưng của Ankin
Người đứng đầu doanh nghiệp có thẩm quyền điều động đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở thuộc phạm vi quản lý của mình để tham gia vào các hoạt động phòng cháy và chữa cháy. Cụ thể, thủ tục điều động được quy định như sau:
– Người có thẩm quyền điều động phải ra Lệnh Huy động/Điều động lực lượng, phương tiện và tài sản tham gia hoạt động phòng cháy chữa cháy .(Mẫu PC 20 – Nghị định 136/2020/NĐ-CP)
– Trong trường hợp khẩn cấp thì được điều động bằng lời nói, nhưng chậm nhất không quá 03 ngày làm việc phải có quyết định bằng văn bản. Khi điều động bằng lời nói, người điều động phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ, số điện thoại liên lạc và nêu rõ yêu cầu về số lượng người cần điều động, thời gian, địa điểm có mặt và nội dung hoạt động;
– Lệnh điều động được gửi cho đối tượng có nghĩa vụ chấp hành và lưu hồ sơ.
Lưu ý: Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở phải được gửi tới cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn đó.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp