1. Tài khoản 613 – Quỹ dự phòng tài chính áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô
Căn cứ Điều 44 Thông tư 05/2019/TT-BTC quy định về Tài khoản 613 – Quỹ dự phòng tài chính áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô như sau:
1.1. Nguyên tắc kế toán của Tài khoản 613 – Quỹ dự phòng tài chính
– Tài khoản 613 dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm quỹ dự phòng tài chính của các tổ chức tài chính vi mô.
Bạn đang xem: Tài khoản 613 (quỹ dự phòng tài chính)
– Quỹ dự phòng tài chính được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và để bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng trích lập trong chi phí; sử dụng cho các mục đích khác theo quy định của pháp luật.
– Việc trích và sử dụng quỹ dự phòng tài chính phải theo chính sách tài chính hiện hành đối với các tổ chức tài chính vi mô.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023
Tài khoản 613 (quỹ dự phòng tài chính) (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
1.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 613 – Quỹ dự phòng tài chính
Xem thêm : Phí đường bộ là gì? Bảng phí đường bộ xe 5 chỗ, 7 chỗ
– Bên Nợ:
Tình hình chi tiêu, sử dụng quỹ dự phòng tài chính.
– Bên Có:
Quỹ dự phòng tài chính tăng do trích lập từ lợi nhuận sau thuế hàng năm.
– Số dư bên Có:
Số tiền hiện có tại Quỹ tại thời điểm báo cáo.
2. Niêm phòng, tạm giữ, tịch thu tài liệu kế toán
Xem thêm : Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy tốt? Lưu ý cần nhớ – Bửu Yến
Căn cứ Điều 7 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về niêm phòng, tạm giữ, tịch thu tài liệu kế toán như sau:
Điều 7. Niêm phong, tạm giữ, tịch thu tài liệu kế toán – Nghị định 174/2016/NĐ-CP
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định niêm phong tài liệu kế toán theo quy định của pháp luật thì đơn vị kế toán và người đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ niêm phong tài liệu kế toán phải lập “Biên bản niêm phong tài liệu kế toán”. “Biên bản niêm phong tài nêu kế toán” phải ghi rõ: Lý do, loại tài liệu, số lượng từng loại tài liệu, kỳ kế toán và các nội dung cần thiết khác của tài liệu kế toán bị niêm phong. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán, người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền niêm phong tài liệu kế toán phải ký tên và đóng dấu (nếu có) vào “Biên bản niêm phong tài liệu kế toán”.
2. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán thì đơn vị kế toán và người đại diện theo pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán phải lập “Biên bản giao nhận tài liệu kế toán”. “Biên bản giao nhận tài liệu kế toán” phải ghi rõ: Lý do, loại tài liệu, số lượng từng loại tài liệu, kỳ kế toán và các nội dung cần thiết khác của từng loại tài liệu bị tạm giữ hoặc bị tịch thu; nếu tạm giữ thì ghi rõ thời gian sử dụng, thời gian trả lại tài liệu kế toán.
Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán và người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán phải ký tên và đóng dấu (nếu có) vào “Biên bản giao nhận tài liệu kế toán”, đồng thời đơn vị kế toán phải sao chụp tài liệu kế toán bị tạm giữ hoặc bị tịch thu. Trên tài liệu kế toán sao chụp phải có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán.
Đối với tài liệu kế toán lập trên phương tiện điện tử thì đơn vị kế toán phải in ra giấy và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) để cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp