Quy trình 5 bước bổ nhiệm cán bộ quy hoạch cán bộ

Những cán bộ nằm trong diện quy hoạch sẽ có cơ hội thăng tiến, giữ chức vụ cao hơn hiện tại. Vì thế, việc bổ nhiệm cán bộ nằm trong diện quy hoạch luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các cán bộ, công chức. Và quy trình để quy hoạch cán bộ sẽ được diễn ra thế nào? Mời các bạn theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây của Liên Việt nhé.

Bổ nhiệm cán bộ là vấn đề trọng tâm của các cơ quan nhà nước
Bổ nhiệm cán bộ là vấn đề trọng tâm của các cơ quan nhà nước

>>> Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức 2024

Quy hoạch cán bộ là gì?

Quy hoạch cán bộ là một khâu quan trọng, nhiệm vụ thường xuyên của Đảng và Nhà nước ta, nhằm phát hiện sớm nguồn cán bộ có phẩm chất, năng lực, uy tín, có triển vọng phát triển để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Cán bộ được bổ nhiệm sẽ giữ chức vụ lãnh đạo hoặc quản lý cơ quan nhà nước
Cán bộ được bổ nhiệm sẽ giữ chức vụ lãnh đạo hoặc quản lý cơ quan nhà nước

Bổ nhiệm cán bộ là gì?

Tại Khoản 5 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 có quy định về bổ nhiệm cán bộ như sau:

Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.

Mục đích của quy hoạch bổ nhiệm cán bộ là:

  • Phát hiện, lựa chọn những cán bộ có phẩm chất, năng lực, uy tín, có triển vọng phát triển để bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp.
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

>>> Tham khảo: Cách ghi mẫu giấy đi đường dành cho cán bộ công chức 2024

1 Quy trình 5 bước bổ nhiệm cán bộ

Quy trình 5 bước bổ nhiệm cán bộ thực chất là quy trình bổ nhiệm cán bộ đối với nguồn nhân sự tại chỗ. Các thành phần tham gia của hội nghị ở các bước sẽ được quy định tại Phụ lục 2 của Quy định 80-QĐ/TW ngày 18/08/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt, cụ thể là các bước như sau:

Bước 1: Xin chủ trương bổ nhiệm cán bộ

Xin chủ trương bổ nhiệm cán bộ
Xin chủ trương bổ nhiệm cán bộ

Trên cơ sở chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ và nguồn cán bộ quy hoạch, người đứng đầu chủ trì cùng tập thể lãnh đạo thảo luận, rà soát, thống nhất về cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình nhân sự; đồng thời, tiến hành rà soát kết quả đánh giá, nhận xét đối với từng cán bộ trong quy hoạch (gồm cả cán bộ được quy hoạch chức danh tương đương trở lên), thông qua danh sách nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định để lấy ý kiến giới thiệu ở bước tiếp theo.

Bước 2: Xác định tiêu chí cụ thể

Căn cứ số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện và danh sách nhân sự đã thông báo ở bước 1, người đứng đầu trao đổi định hướng nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử phù hợp với yêu cầu của địa phương, đơn vị để hội nghị thảo luận và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín (Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).

Bước 3: Tiến hành thảo luận về nhân sự

Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, hội nghị tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.

Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự

Tổ chức lấy ý kiến giới thiệu nhân sự theo danh sách đã được giới thiệu ở bước 3 (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị nay).

Thông báo danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; đánh giá, nhận xét ưu, khuyết điểm, triển vọng phát triển và dự kiến lĩnh vực phân công công tác.

Ghi phiếu giới thiệu nhân sự (có thể ký hoặc không ký tên).

Bước 5: Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự

Biểu quyết lấy ý kiến giới thiệu quy hoạch
Biểu quyết lấy ý kiến giới thiệu quy hoạch

Trên cơ sở ý kiến đánh giá, nhận xét (bàng văn bản) của ban thường vụ đảng ủy (đảng ủy cơ quan đối với những nơi không có ban thường vụ); kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; kết quả xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có) đối với nhân sự, tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết giới thiệu nhân sự (bằng phiếu kín) để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

>>> Gợi ý: Cán bộ không chuyên trách cấp xã gồm những ai?

Nguyên tắc lựa chọn khi bổ nhiệm cán bộ:

  • Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu so với tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn giới thiệu, bổ nhiệm. Trường hợp 2 người có số phiếu ngang nhau đạt tỉ lệ 50% thì người đứng đầu xem xét, lựa chọn nhân sự để trình, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét , quyết định.
  • Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chịu trách nhiệm về đánh giá, nhận xét, đề xuất, lựa chọn, giới thiệu nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử.

2 Mẫu bổ nhiệm cán bộ

Trong quy trình bổ nhiệm cán bộ, người được bổ nhiệm ngoài đáp ứng tất cả các yêu cầu của quy trình bổ nhiệm thì quyết định bổ nhiệm cán bộ là giấy tờ không thể thiếu. Sau đây là bản mẫu giấy quyết định bổ nhiệm cán bộ mới nhất 2023 để mọi người tham khảo:

>>> Mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ công chức mới nhất năm 2024

Để tìm hiểu thêm những thông tin chi tiết hơn về các chức danh cán bộ, quy hoạch cán bộ trong bộ máy nhà nước, bạn hãy liên hệ với Liên Việt theo thông tin dưới đây nhé.

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT

Hà Nội

  • Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội

Hồ Chí Minh

  • Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM

Hotline: 1800.6581

Email: lienhe@lienviet.edu.vn

Website: https://lienviet.edu.vn/