Tổng hợp quy trình sản xuất ngành may mặc

Để sản xuất ra một sản phẩm may mặc hoàn thiện đòi hỏi doanh nghiệp phải có quy trình riêng, phù hợp cho từng sản phẩm. Ví dụ quy trình sản xuất áo thun khác với quy trình sản xuất áo sơ mi. Tuy nhiên, nhìn chung thì quy trình sản xuất ngành may mặc cần phải bao gồm những bước cơ bản. Và dưới đây, Hoshima xin gửi đến bạn một quy trình đúng chuẩn mà doanh nghiệp nào cũng cần phải có.

Yêu cầu của quy trình sản xuất ngành may mặc

Để có một hệ thống sản xuất chất lượng và đảm bảo yêu cầu về mọi mặt cho sản phẩm cũng như tiết kiệm chi phí, thời gian và nâng cao năng suất cho nhà máy, quy trình sản xuất ngành may mặc cần tuân thủ những yêu cầu như:

– Có tính dây chuyền và sự liên kết chặt chẽ trong từng hệ thống, bộ phận.

– Đảm bảo tính đồng bộ và nhất quán: theo đúng mẫu, sử dụng một công nghệ khi sản xuất một lô hàng, chỉ sử dụng đúng nguyên liệu yêu cầu,…

Tổng hợp quy trình sản xuất ngành may mặc

Quy trình sản xuất ngành may mặc cơ bản

– Chuẩn bị nguyên liệu

Để quá trình sản xuất sản phẩm diễn ra một cách linh hoạt, thuận lợi và đảm bảo chất lượng, khâu chuẩn bị là điều cực kỳ quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp may nào cũng cần có. Sau khi nhận được lệnh sản xuất, mỗi bộ phận trong doanh nghiệp sẽ có những sự chuẩn bị khác nhau. Trong đó, một số công việc quan trọng có thể kể đến như: chuẩn bị vải, kiểm tra vải, kiểm tra khả năng hoạt động của máy móc, chuẩn bị bản thiết kế,…

Tổng hợp quy trình sản xuất ngành may mặc

– Thiết kế rập (lên sơ đồ)

Đây là bước quan trọng trong quy trình sản xuất ngành may mặc nhằm tạo ra bản gốc cho sản phẩm. Lên sơ đồ là việc sắp xếp các chi tiết của sản phẩm lên bề mặt vải sao cho có thể tiết kiệm vải nhất có thể.

Công đoạn này giúp nhà sản xuất hoạch định được số lượng vải cần thiết cho đơn hàng. Vì vậy, chúng yêu cầu sự chính xác, người thực hiện cần nắm rõ mẫu thiết kế, khổ vải,… từ đó đưa ra quyết định cần số lượng vải như thế nào, trải vải bao nhiêu lớp,…

Hiện nay, các phần mềm thiết kế rập đang dần thay thế hoàn toàn phương pháp rập tay trước đây. Giúp giai đoạn này trở nên đơn giản, chính xác, tiết kiệm thời gian và công sức vượt trội.

– Trải vải, cắt tạo bán thành phẩm phẩm

Sau khi đã thiết kế rập, việc tiếp theo là trải vải đúng với sơ đồ. Các xưởng may lớn hiện nay họ có hệ thống máy nâng vải, máy trải vải, bàn trải vải hiện đại, được thực hiện tự động 100%. Ngược lại, với các cơ sở sản xuất nhỏ, việc trải vải cần ít nhất 2 nhân công thực hiện bằng phương pháp thủ công.

Tiếp đến, là giai đoạn cắt vải. Công đoạn này yêu cầu người thợ phải có tay nghề cao, tập trung tạo ra những mảnh vải hoàn hảo nhất. Để hạn chế lỗi, không phụ thuộc vào con người, tiết kiệm thời gian, công sức cũng như tiết kiệm vải hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đã thay thế phương pháp cắt thủ công hoặc các loại máy cắt vải năng suất thấp bằng các loại máy cắt vải hoàn toàn tự động.

Đặc biệt, sau khi hoàn thiện công đoạn cắt, cần kiểm tra lại số lượng và chất lượng bán thành phẩm. Đảm bảo không bị lỗi, đúng tiêu chuẩn, kích thước nhằm thực hiện suôn sẻ những bước sau.

Tổng hợp quy trình sản xuất ngành may mặc

– May thành phẩm

Tai bước này, thợ may sẽ sử dụng những mảnh vải đã cắt và ráp chúng lại với nhau để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Để quy trình sản xuất ngành may mặc diễn ra đúng kế hoạch, người thợ cần tuân thủ nghiêm ngặt về mẫu mã đúng với thiết kế ban đầu.

Công đoạn may thường được phân chia theo tổ. Trong đó, mỗi tổ sẽ đảm nhiệm vai trò riêng như phần cổ, phần thân, phần tay,… Các doanh nghiệp may lớn hiện nay ưu tiên sử dụng hệ thống chuyền treo tự động để đẩy nhanh tiến độ công việc cũng như quản lý tốt quy trình sản xuất.

– Hoàn thiện sản phẩm

Thành phẩm sau khi may cần được làm sạch và là ủi để tăng độ thẩm mỹ. Việc ủi sản phẩm ở doanh nghiệp may không hề đơn giản mà cần đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho từng loại vải, đường ly sắc nét. Hơn nữa, với những đơn hàng lớn, phương pháp ủi thủ công không còn được sử dụng mà thay vào đó là hệ thống hầm ủi tự động nhằm tối ưu thời gian, năng suất cũng như chất lượng và thẩm mỹ của sản phẩm.

Tổng hợp quy trình sản xuất ngành may mặc

– Kiểm tra chất lượng

Đây là bước đánh giá lại một lần nữa chất lượng của sản phẩm trong quy trình sản xuất ngành may mặc. Cần xem lại thành phẩm đã đảm bảo yêu cầu hay chưa, có lỗi hay không và bắt buộc phải giống với thiết kế ban đầu.

Quản lý chất lượng ngành may không chỉ đánh giá được chất lượng sản phẩm mà còn là công đoạn quan trọng nhằm đánh giá khả năng sản xuất, tay nghề nhân công và hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.

– Đóng thùng, xuất kho

Các sản phẩm sau khi được kiểm tra sẽ được phân loại size và đóng thùng để chuẩn bị xuất xưởng. Hiện nay, mọi công đoạn trong quy trình sản xuất ngành may mặc đều có thể trang bị hệ thống máy móc tự động thay thế con người. Tại công đoạn này, các doanh nghiệp lớn đã bắt đầu sử dụng máy phân loại size tự động, hệ thống dựng thùng, dán thùng tự động nhằm tiết kiệm thời gian, công suất và đảm bảo tránh sai sót trước khi giao sản phẩm cho khách hàng.

Tổng hợp quy trình sản xuất ngành may mặc

Quy trình sản xuất ngành may mặc bài bản là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể mang lại những sản phẩm chất lượng, đúng yêu cầu và tiêu chuẩn đã đề ra trong hợp đồng. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm đặc biệt sẽ có thêm những công đoạn khác nhau, phụ thuộc vào loại sản phẩm, kế hoạch sản xuất, quy mô của mỗi doanh nghiệp. Trên đây là quy trình sản xuất cơ bản được áp dụng cho hầu hết mọi sản phẩm ngành may. Hi vọng, Hoshima đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn trong bài viết hôm nay.

Công ty sản xuất thương mại dịch vụ Hoàng Mã là đơn vị cung cấp các máy móc phục vụ cho ngành may uy tín, độc quyền tại Việt Nam với giá tốt và chính sách hậu mãi chu đáo, tận nơi. Bao gồm: Hệ thống kiểm vải Shelton, Máy kiểm vải C-tex, Máy xả vải C-tex, Máy kiểm tra màu C-tex, Máy trải vải tự động Cosma, Máy dán nhãn tự động Cosma, Máy cắt vải tự động Cosma, Máy xỏ dây tự động, Máy đính bọ máy dây, Máy may bo tay tự động, Máy may nẹp áo tự động, Máy ép nhãn tự động, Máy may lập trình, Máy vắt sổ trần đè 2 trong 1, Máy nối thun tự động, Máy lập trình cỡ nhỏ, Máy đính bọ, Máy passant tự động, Máy cấp nút tự động, Máy đóng nút tự động, Máy cuốn lai quần, Máy may lưng quần, Máy may miệng túi tự động, Máy may đóng túi tự động, Máy cuốn sườn, Máy gấp và đóng gói hàng tự động, Tính năng RFID, Hầm ủi tự động, AGV Robot, hệ thống chuyền treo tự động INA.

Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

HOÀNG MÃ CUNG CẤP GIẢI PHÁP THÔNG MINH VÀ TỰ ĐỘNG HÓA NGÀNH MAY

  • HCM: 328 Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1
  • Hà Nội: 308 Ngọc Trì, Phường Thạch Bàn, Quận Long Biên.
  • Website: https://hoshima-int.com
  • Fanpage: Hoshima International – 皇瑪
  • Youtube: Hoshima Hoangma
  • Hotline: +84 902.081.884 (Mobile, Zalo, Whatsapp)
  • WeChat: jamescosma
  • Email: huynhhien.hoangma@hoshima-int.com

-> Xem thêm:

  • Những cải tiến trong ngành may mặc
  • Áp dụng công nghệ mới trong ngành may
  • Công ty may mặc xuất khẩu lớn nhất Việt Nam
  • Lợi ích của ứng dụng công nghệ tự động hóa trong ngành công nghiệp may mặc
  • Các máy móc thiết bị tự động ngành may
  • Tư vấn giải pháp nhà máy sản xuất tự động cho ngành may mặc
  • Loại vải thường dùng trong may mặc
  • Ngành dệt may thế giới
  • Bí quyết khởi nghiệp ngành may mặc
  • Quy trình quản lý chất lượng ngành may mặc