Dù chỉ là một cuốn sổ, nhưng chúng đã tạo ra sự bất bình đẳng về quyền lợi trong sinh hoạt… giữa người có hộ khẩu và người không có hộ khẩu tại nơi cư trú.
Cuốn sổ hộ khẩu và các thủ tục liên quan đến nó, chỉ dựa vào mấy chữ “hoàn thiện thủ tục theo trình tự”, đã trở thành một “ổ khóa cho mọi cánh cửa”. Hàng triệu con người, vì sự cầu tiến, mưu sinh, đã phải nếm đủ sự bất công vô lý nhất, chỉ vì một cuốn sổ suốt hàng chục năm ròng – thứ có thể gọi là “vòng kim cô” hộ khẩu.
Bạn đang xem: Nhìn lại những "đặc quyền" của người có hộ khẩu
Từ ngày 1-1-2020 tới đây toàn quốc sẽ bắt đầu triển khai cấp căn cước công dân. Cuốn sổ hộ khẩu và sổ lưu trú sẽ chỉ còn giá trị sưu tầm, như nhiều người vẫn cất giữ sổ gạo hay bìa tem phiếu phân phối làm kỉ niệm.
Quyền của chủ hộ trong việc nhập/tách hộ khẩu
Theo quy định tại Điều 25 Luật Cư trú 2006, những người không có quan hệ là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột, nếu đủ điều kiện, thì vẫn được nhập vào hộ khẩu của hộ gia đình. Tuy nhiên, phải có sự đồng ý của chủ hộ khẩu.
Xem thêm : Từ Thông Là Gì? Công Thức Tính Từ Thông, Cảm Ứng Điện Từ Lớp 11
Tương tự, một thành viên đã được nhập hộ khẩu nhưng có nhu cầu muốn tách Sổ hộ khẩu thì cũng phải được sự đồng ý của chủ hộ khẩu (Điều 27).
Trong cả hai trường hợp nêu trên, sự đồng ý của chủ hộ khẩu phải được thể hiện bằng văn bản và đây được coi là một loại giấy tờ bắt buộc phải xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền khi làm thủ tục nhập/tách hộ khẩu.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 29 của Luật Cư trú, nếu có thay đổi về họ tên, chữ đệm, ngày tháng năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong Sổ hộ khẩu thì chủ hộ cũng là một trong những người có quyền làm thủ tục điều chỉnh.
Quyền chủ hộ trong việc bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất?
Xem thêm : Tổ chức ASEAN ra đời nhằm mục đích gì? nêu quá trình thành lập và phát triển của tổ chức này? – Olm
Nhiều người lầm tưởng rằng, người đứng tên là chủ hộ trong Sổ hộ khẩu cũng đồng thời là người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất (Sổ đỏ) và có quyền tự định đoạt việc bán nhà hay chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Trên thực tế, nhà, đất là những tài sản được điều chỉnh bởi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, còn vai trò của chủ hộ chỉ được thể hiện theo Luật Cư trú. Do đó, chủ hộ trong Sổ hộ khẩu không nhất thiết là người đứng tên trên Sổ đỏ.
Trong khi đó, theo khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, khi chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, người đứng tên trên Sổ đỏ chỉ được thực hiện giao dịch khi đã được tất cả các thành viên trong hộ gia đình đồng ý bằng văn bản và văn bản đó phải được công chứng, chứng thực theo quy định.
Tóm lại, chủ hộ khẩu chỉ có một số quyền theo quy định của pháp luật cư trú (cho phép nhập/tách hộ khẩu…) mà không có quyền quyết định trong các giao dịch về tài sản…
T.Linh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp