Quyền sở hữu tài sản

  • Ở Việt Nam, quyền sở hữu là một trong những quyền cơ bản của công dân. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp quyền sở hữu của các chủ sở hữu bị xâm phạm. Chính bởi vậy, Bộ luật dân sự đã có những điều luật quy định cụ thể về quyền sở hữu nhằm giúp các chủ thể bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu của mình. Cụ thể:

  • Theo điều 164 BLDS 2005: “quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật”

    Chủ thể của quyền sở hữu là những người có tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình. Theo quy định của pháp luật dân sự, chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.

    Khách thể của quyền sở hữu là các lợi ích vật chất được thể hiện dưới dạng vật chất bao gồm: vật; tiền; giấy tờ có giá; các quyền tài sản.

    Hình thức sở hữu: Điều 172 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, các hình thức sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp”

    Căn cứ xác lập quyền sở hữu: Điều 170 Bộ luật Dân sự quy định: “Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây:

    1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp;

    2. Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    3. Thu hoa lợi, lợi tức;

    4. Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;

    5. Được thừa kế tài sản;

    6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;

    7. Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này;

    8. Các trường hợp khác do pháp luật quy định”.

    Căn cứ chấp dứt quyền sở hữu: Điều 171 Bộ luật Dân sự quy định:

    “Quyền sở hữu chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    1. Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác;

    2. Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình;

    3. Tài sản bị tiêu hủy;

    4. Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu;

    5. Tài sản bị trưng mua;

    6. Tài sản bị tịch thu;

    7. Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định; tài sản mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này;

    8. Các trường hợp khác do pháp luật quy định”

    Hơn thế, pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của các chủ sở hữu: “1. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ.

    2. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.

    Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.

    3. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc của chủ thể khác theo quy định của pháp luật” (Điều 169 Bộ luật Dân sự năm 2005).

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT HỢP DOANH NAM VIỆT LUẬT

Địa chỉ: 467/7 Đại Lộ Bình Dương, P.Phú Cương, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương

Điện thoại: 091 448 1010

Website: luatnamviet – luatnamviet.com

Email: luatnamviet@vnn.vn