II. TIÊU CHUẨN KHOẢNG CÁCH BẢO VỆ VỆ SINH
1. Phạm vi điều chỉnh: Khoảng cách tối thiểu từ cơ sở sản xuất đến khu dân cư.
2. Đối tượng áp dụng: Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở sản xuất nằm đơn lẻ ngoài khu chế xuất hoặc khu công nghiệp, có phát thải các yếu tố độc hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.
3. Khái niệm
Khái niệm trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:
– Khoảng cách bảo vệ vệ sinh: là khoảng cách tối thiểu được tính mốc từ nguồn phát thải trong nhà, xưởng sản xuất hoặc dây chuyền công nghệ tới khu dân cư.
4. Tiêu chuẩn khoảng cách bảo vệ vệ sinh:
4.1. Nhiên liệu
4.1.1. Khoảng cách 1000m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất các khí ga, khí thắp sáng, khí hơi nước với công suất trên 50.000 m3/giờ.
b. Sản xuất khí đốt với số lượng trên 5000 tấn/năm.
c. Công nghiệp lọc, hoá dầu có thành phần lưu huỳnh trên 0,5%.
d. Sàng tuyển và chế biến than.
e. Gia công phiến chất đốt.
f. Sản xuất bán thành phẩm thuộc hệ naptalen sản lượng trên 2000 tấn/năm.
g. Sản xuất hydrocacbon bằng Clo hoá và hydroclo hoá.
4.1.2. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất khí lò ga bằng than đá hoặc than bùn với công suất 5000 – 50.000 m3/giờ.
b. Gia công bột than đá.
c. Công nghiệp lọc, hoá dầu có thành phần lưu huỳnh dưới 0,5%.
d. Sản xuất axetylen bằng khí thiên nhiên.
e. Sản xuất khí đốt với công suất từ 1000 đến 5000 m3/giờ.
f. Gia công khí florua.
g. Sản xuất axetylen bằng khí hydrocacbua.
4.1.3. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất khí lò ga bằng than và than bùn với số lượng dưới 5000m3/giờ.
b. Sản xuất khí đốt với sản lượng dưới 1000m3/giờ.
c. Sản xuất diêm.
d. Sản xuất oxy nén và hydro nén.
e. Kho xăng dầu.
g. Trạm bán xăng.
h. Cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguyên liệu dễ gây cháy, nổ.
4.2. Hoá chất, phân bón và cao su
4.2.1. Khoảng cách 1000m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất nitơ và phân đạm.
b. Sản xuất các thành phẩm công nghiệp chất nhuộm thuộc hệ benzen và ete công suất trên 1000 tấn/năm.
c. Sản xuất NaOH bằng phương pháp điện giải.
d. Sản xuất dầu (benzol, toluen, xilol naphtol, fenol crenol, antraxen, fenatron, acridin, cacbozol).
e. Sản xuất cao su Clo “nairit” ở xí nghiệp có sản xuất Clo.
f. Sản xuất ete etylic tổng hợp.
g. Sản xuất ete metil và dung dịch etil.
h. Sản xuất các loại hoá chất tổng hợp.
i. Sản xuất các axit vô cơ và hữu cơ
– Sunfuric.
– Clohydric.
– Nitric.
– Picric.
– Flavic, criolit và muối flo.
– Aminolenan.
– Xinhin.
j. Sản xuất
– Thuỷ ngân.
– Asen và hợp chất vô cơ với asen.
– Clo.
– Phospho.
– Corundum.
– Beri
4.2.2. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất amoniac
b. Sản xuất
– Niobi.
– Tantali.
– Kim loại hiếm bằng phương pháp Clo hoá.
– Bariclorua có dùng đến hydro lưu huỳnh.
– Mỡ đặc dùng trong công nghiệp (hydro hoá bằng phương pháp không dùng điện phân).
c. Sản xuất các sản phẩm amiăng.
d. Sản xuất các bán thành phẩm của công nghiệp sơn anilin hệ benzol và ete với sản lượng trên 1000 tấn/năm.
e. Sản xuất polyetylen và polypropilen trên cơ sở khí dầu mỏ.
f. Sản xuất axit béo tổng hợp.
g. Sản xuất các loại cao su tổng hợp.
h. Xí nghiệp tái sinh cao su.
i. Sản xuất cao su, êbonit và giấy cao su.
j. Xí nghiệp lưu hoá cao su có dùng hydrosunfua.
k. Sản xuất nicotin.
l. Sản xuất fenolaldehyt và các bột nhân tạo khác với sản lượng trên 300 tấn/năm.
m. Sản xuất sơn khoáng nhân tạo.
n. Lưu hoá cao su có dùng hydrosunfua.
o. Tái sinh cao su.
p. Sản xuất sơn lắc.
Xem thêm : Các kiến thức cơ bản về sóng âm
q. Sản xuất, pha chế, đóng gói, bảo quản các loại hoá chất bảo vệ thực vật.
r. Sản xuất phân lân và supephotphat.
s. Sản xuất xà phòng trên 2000 tấn/năm.
4.2.3. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất glyxerin.
b. Sản xuất cao su thiên nhiên.
c. Sản xuất cao su giầy không dùng chất hoà tan hữu cơ bay bụi.
d. Sản xuất hoá chất dẻo polyclovinyl, viniplast, polyuretan bọt, chất dẻo xốp, kính chất dẻo, spyropo.
e. Sản xuất nước hoa.
f. Lưu hoá cao su khi không sử dụng sunfuacacbon.
g. Sản xuất ngọc nhân tạo.
h. Sản xuất sản phẩm chất dẻo hoặc gia công từ nguyên liệu chất dẻo bán thành phẩm.
i. Sản xuất xà phòng dưới phòng 2000 tấn/năm.
j. Sản xuất các sản phẩm bằng bột tổng hợp, vật liệu polyme và chất dẻo bằng phương pháp khác nhau.
4.3. Luyện kim đen
4.3.1. Khoảng cách 1000m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất magie (phương pháp Clo).
b. Luyện gang với tổng khối của các lò cao trên 1500m3.
c. Sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân.
d. Luyện thép bằng phương pháp lò mactanh và lò chuyển với sản lượng trên 1000.000 tấn/năm.
e. Sản xuất hợp kim fero.
4.3.2. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất magie bằng các phương pháp trừ phương pháp Clo.
b. Luyện gang với tổng khối của các lò cao từ 500 đến 1500 m3.
c. Sản xuất ống đúc gang với sản lượng trên 10.000 tấn/năm.
d. Luyện gang bằng phương pháp lò Mactanh, phương pháp lò điện và phương pháp lò chuyển với sản lượng dưới 1000.000 tấn/năm.
e. Sản xuất cáp bọc chì hoặc bọc cao su cách điện.
4.3.3. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất cáp để trần.
b. Gia công gang, thép với sản lượng dưới 10.000 tấn/năm.
c. Sản xuất điện cực kim loại.
4.4. Luyện kim màu
4.4.1. Khoảng cách 1000m đối với các cơ sở:
a. Gia công lại lần hai kim loại màu với sản lượng trên 3000 tấn/năm.
b. Luyện kim loại màu trực tiếp từ quặng và quặng tinh.
c. Thiêu quặng kim loại màu và các thiêu phẩm pirit.
4.4.2. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất kim loại màu với sản lượng trên 2000 tấn/năm.
b. Gia công lại lần hai kim loại màu với sản lượng từ 1000 đến 3000 tấn/năm.
c. Sản xuất kẽm, đồng, niken, coban bằng phương pháp điện phân dung dịch có nước.
4.4.3. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất antimon bằng phương pháp điện phân.
b. Mạ kẽm, crom, niken.
4.5. Vật liệu xây dựng
4.5.1. Khoảng cách 1000m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất xi măng porland, xi măng xỉ porland, xi măng puzoland với sản lượng trên 150.000 tấn/năm.
b. Sản xuất vôi manhêzit, dolomit và samot có dùng lò quay hoặc các kiểu lò khác trừ lò thủ công.
4.5.2. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất xi măng porland, xi măng xỉ porland, xi măng puzoland với sản lượng dưới 150.000 tấn/năm.
b. Sản xuất thạch cao.
c. Sản xuất vật liệu xây dựng (đá, cát, sỏi).
d. Sản xuất xi măng địa phương sản lượng dưới 5000 tấn/năm.
e. Sản xuất vôi, manhêzit, dolomit dùng các lò thủ công.
f. Sản xuất bê tông, atfan.
g. Sản xuất bông kính và bông xỉ.
h. Sản xuất giấy dầu.
4.5.3. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất fibroximăng và tấm đá lợp.
b. Sản xuất đá nhân tạo và các sản phẩm bê tông.
c. Đúc đá.
d. Sản xuất các sản phẩm keramic và các sản phẩm chịu lửa.
e. Sản xuất kính.
f. Sản xuất vật liệu xây dựng bằng các phế liệu của nhà máy nhiệt điện.
g. Sản xuất các sản phẩm sành sứ.
h. Sản xuất các sản phẩm thạch cao.
i. Sản xuất cả sản phẩm bằng đất sét
j. Sản xuất đá không dùng phương pháp nổ và gia công đá thiên nhiên.
4.6. Chế biến gỗ và lâm sản
4.6.1. Khoảng cách 1000m đối với các cơ sở:
– Sản xuất than gỗ trừ phương pháp lò chưng.
4.6.2. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:
a. Ngâm tẩm gỗ.
b. Sản xuất than gỗ bằng phương pháp lò chưng.
4.6.3. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất sợi gỗ dệt.
b. Nhà máy cưa, gỗ dán và đồ gỗ.
c. Xí nghiệp đóng tàu, thuyền bằng gỗ.
d. Sản xuất các vật liệu bằng cói, cỏ, rơm, tấm ép.
e. Sản xuất sản phẩm từ sợi gỗ (tấm ép vỏ bào, tấm sợi gỗ, tấm ép xi măng sợi gỗ).
Xem thêm : Có thể bạn chưa biết: 3 trường hợp không đội mũ bảo hiểm sẽ không bị phạt
f. Sản xuất vải chiếu gai.
g. Sản xuất đồ gỗ, đóng hòm, gỗ lát sàn.
h. Xưởng đóng xuồng và thuyền gỗ.
4.7. Dệt, may
4.7.1. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:
Ngành dệt, sợi có xử lý, tẩy, nhuộm tẩm bằng hoá chất.
4.7.2. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:
– Ngành dệt, sợi không nhuộm và ngành may.
4.8. Xenlulô và giấy
4.8.1. Khoảng cách 1000m đối với các cơ sở:
– Sản xuất giấy xenlulô bằng phương pháp axit sunfit, bisunfit và monosunfit trong gia công nấu dung dịch có dùng phương pháp đốt lưu huỳnh.
4.8.2. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:
– Sản xuất các sản phẩm ép và sản phẩm cuộn từ giấy và vải có tẩm bột fenilaldehyt với sản lượng trên 100 tấn/năm.
4.8.3. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất các sản phẩm ép và sản phẩm cuộn từ giấy và vải có tẩm bọt fenilaldehyt với sản lượng dưới 100 tấn/năm.
b. Sản xuất các loại giấy và cac-tông khác nhau, sản xuất các sản phẩm từ gỗ, nứa, xenlulô không dùng khí sunfua lỏng.
4.9. Thuộc da và các sản phẩm từ da, giả da
4.9.1. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:
– Sản xuất da nhân tạo có dùng các chất hữu cơ hoà tan dễ bay bụi.
4.9.2. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất da nhân tạo trên cơ sở polyvinylclorit và các bột khác không dùng các hoá chất hoà tan hữu cơ bay bụi.
b. Thuộc da gia súc.
4.10. Lương thực và thực phẩm
4.10.1. Khoảng cách 500m đối với các:
a. Trại gia súc trên 1000 con.
b. Lò mổ, nơi chế biến cá (mỡ, dầu, vây cá).
c. Xí nghiệp lấy mỡ từ các động vật ở biển.
d. Xí nghiệp nấu và rửa thực phẩm.
e. Ga, trạm rửa và làm sạch các toa xe sau khi chở súc vật.
f. Nhà máy đường.
g. Xí nghiệp đánh cá.
4.10.2. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:
a. Sản xuất albumin.
b. Nhà máy rượu.
c. Nhà máy xay, xí nghiệp thức ăn gia súc.
d. Nhà máy thịt và nhà máy ướp lạnh thịt.
e. Xí nghiệp gia công cà phê.
f. Xí nghiệp ép dầu thực vật.
g. Sản xuất bơ thực vật.
h. Nhà máy hoa quả.
i. Sản xuất dextrin, đường, mật.
j. Xí nghiệp nấu phomát.
k. Xí nghiệp đóng hộp cá và xí nghiệp cá miếng có phân xưởng tận dụng phế liệu thừa, nhà máy cá liên hiệp.
l. Sản xuất bột, cồn, các loại bột gia vị.
m. Nhà máy thuốc lá có ủ men.
n. Nhà máy axeton butyl.
o. Nhà máy bia (có nấu mạch nha và làm men).
p. Nhà máy đồ hộp.
q. Kho hoa quả.
r. Nhà máy đường viên.
s. Sản xuất mì ống.
t. Nhà máy cá hun khói.
u. Nhà máy sữa và bơ (động vật).
v. Sản xuất thịt xúc xích sản lượng trên 3 tấn/1 ca.
w. Sản xuất bánh kẹo từ 20.000 tấn/năm trở lên.
x. Nhà máy bánh mỳ.
y. Nhà máy gia công thức ăn.
z. Sản xuất dấm ăn.
aa. Nhà máy ướp lạnh thực phẩm dung tích trên 600 tấn.
bb. Nhà máy rượu trái cây.
cc. Nhà máy ép nước trái cây.
dd. Nhà máy rượu cô nhắc.
ee. Nhà máy cuốn thuốc lá, lá thuốc đã gia công ủ sấy.
4.11. Công trình kỹ thuật vệ sinh và các bộ phận thiết bị công cộng
4.11.1. Khoảng cách 1000m đối với các:
a. Bãi chứa và kiểm loại rác (chất rắn và chất lỏng) các phế liệu thối hỏng.
b. Đống tro bay mùi các chất thối và đống phân huỷ các chất bẩn.
4.11.2. Khoảng cách 500m đối với các:
a. Nhà máy trung tâm tận dụng lại rác và đốt rác.
b. Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh.
c. Đống và bãi phân rác.
d. Bãi chôn lấp chất thải công nghiệp.
e. Bãi để các phương tiện chuyên chở rác và chất bẩn.
f. Bể thu các loại nước thải, nước cống thành phố, thị trấn, khu xử lý nước thải.
g. Nghĩa địa.
h. Kho chứa các nguyên liệu hỏng và đưa vào tận dụng.
4.11.3. Khoảng cách 100m đối với các:
– Kho chứa tạm các nguyên liệu rác không có xử lý.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp