Phán quyết trọng tài là quyết định cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp thương mại và chấm dứt tố tụng trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp. Vậy quyết định của trọng tài thương mại là gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của ACC.
Quyết định của trọng tài thương mại là gì?
Bạn đang xem: Quyết định của trọng tài thương mại là gì?
1. Trọng tài thương mại là gì?
Trọng tài thương mại theo khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 được định nghĩa là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. Việc tiến hành giải quyết tranh chấp phải tuân thủ theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Các tranh chấp ở đây là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại hoặc tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
2. Các hình thức trọng tài thương mại
Hiện nay, trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực.
Trọng tài vụ việc
Xem thêm : Top 9 điều chồng kiêng kỵ khi vợ mang thai nên biết
Đây là hình thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ việc và sẽ không còn tồn tại khi vụ việc đã được giải quyết xong. Đặc trưng cơ bản của trọng tài vụ việc bao gồm:
- Được thành lập khi các tranh chấp phát sinh và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp.
- Không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành, không có danh sách trọng tài viên. Trọng tài viên được các bên có tranh chấp chỉ định có thể là người có tên trong hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất kỳ một trung tâm trọng tài nào.
- Quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp có thể do các bên thỏa thuận xây dựng hoặc lựa chọn từ bất kỳ một quy tắc tố tụng nào của các trung tâm trọng tài khác.
Trọng tài thường trực
Đây là hình thức trọng tài được tổ chức khá chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm việc thường xuyên, thường có danh sách các trọng tài viên hoạt động theo điều lệ và quy tắc tố tụng riêng. Đa số các tổ chức trọng tài lớn, có uy tín trên thế giới đều được thành lập theo mô hình này dưới những tên gọi như trung tâm trọng tài, ủy ban trọng tài, viện trọng tài,… nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài.
3. Điều kiện để giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể được các bên thỏa thuận trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp tùy từng trường hợp. Thỏa thuận trọng tài được thể hiện ở dạng một điều khoản của hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng, nhưng bắt buộc thỏa thuận phải được lập thành văn bản. Các hình thức thỏa thuận dưới đây cũng được xem là xác lập dưới dạng văn bản:
- Thỏa thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
- Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin giữa các bên.
- Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên.
- Trong giao dịch của các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng cứ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác.
- Qua trao đổi về đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận của một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
Tuy nhiên đối với các trường hợp dưới đây, thỏa thuận trọng tài sẽ bị vô hiệu:
- Thỏa thuận trọng tài được xác lập để giải quyết tranh chấp không thuộc lĩnh vực quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài Thương mại 2010.
- Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Người xác lập không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền.
- Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự.
- Hình thức của thỏa thuận không phù hợp với các quy định được nêu ở trên.
- Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu.
- Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
4. Ưu điểm của giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
Thứ nhất, tạo được sự linh hoạt, thuận lợi, chủ động cho các bên khi không phải tham gia qua nhiều cấp xét xử. Các bên được tự do lựa chọn thủ tục tố tụng và thủ tục tố tụng của trọng tài cũng đơn giản hơn so với thủ tục tố tụng tại Tòa án.
Xem thêm : Nữ sinh năm 2004 hợp với tuổi nào nhất
Thứ hai, phán quyết của trọng tài khách quan và có độ tin cậy cao vì các bên được toàn quyền tự lựa chọn trọng tài viên. Việc chỉ định trọng tài viên giúp các bên chọn được trọng tài viên kinh nghiệm, có uy tín, kiến thức sâu rộng về vấn đề tranh chấp.
Thứ ba, nguyên tắc giải quyết tranh chấp của trọng tài không công khai giúp các bên bảo vệ được uy tín của mình và các bí mật kinh doanh.
Thứ tư, quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm, bắt buộc thi hành với các bên, các bên không có quyền kháng cáo hay kháng nghị. Đây là điểm khác biệt và cũng là ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với Tòa án.
Trên đây là những thông tin ACC muốn chia sẻ đến độc giả về Quyết định của trọng tài thương mại là gì? Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết hay cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp