Rằm tháng 7 là một ngày lễ có ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người Việt Nam. Vậy rằm tháng 7 năm 2023 là ngày nào? Hãy cùng META tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Rằm tháng 7 là ngày gì?
Rằm tháng 7 Âm lịch (hay còn gọi là lễ Vu Lan, ngày xá tội vong nhân) không chỉ là một ngày rằm đơn thuần như các ngày rằm khác mà còn là một trong những ngày lễ có truyền thống lâu đời nhất của của người Việt Nam. Ngày rằm tháng 7 Âm lịch trùng với lễ Vu Lan, là ngày lễ để con cái báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, tìm về cội nguồn yêu thương.
Bạn đang xem: Rằm tháng 7 năm 2023 là ngày nào Dương lịch? Vào thứ mấy?
Ngoài ra, trong tín ngưỡng dân gian, đây còn được xem là ngày mở cửa ngục, ân xá cho các vong hồn lưu lạc trên trần thế để các vong hồn có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Cũng chính vì điều này mà tháng 7 Âm lịch hằng năm ở Việt Nam còn được gọi là tháng cô hồn.
>> Xem thêm: Rằm tháng 7 là ngày gì? Sự tích và ý nghĩa lễ Vu Lan báo hiếu rằm tháng 7
Rằm tháng 7 năm 2023 là ngày nào Dương lịch? Vào thứ mấy?
Xem thêm : Nhiều trẻ bệnh rất nặng khi trong người có vi trùng kháng tất cả kháng sinh
Rằm tháng 7 là ngày 15/7 Âm lịch, vì vậy, ngày rằm tháng 7 năm 2023 sẽ là ngày Thứ Tư, ngày 30/8 Dương lịch. Trong ngày này thường có nhiều hoạt động ý nghĩa để những người con có thể tỏ lòng biết ơn và thành kính đến cha mẹ, ví dụ như:
- Ăn chay, niệm Phật, cầu an cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
- Quan tâm, hỏi han cha mẹ thường xuyên.
- Chuẩn bị mâm cơm tươm tất để dang lên đức Phật, các vị thần linh và gia tiên.
Ngoài ra, trong ngày này cũng có nhiều hoạt động tâm linh, tín ngưỡng khác như cúng cô hồn (hay còn gọi là cúng chúng sinh), giật cô hồn… được nhiều người quan tâm, chú ý.
>> Xem thêm: Tại sao phải làm lễ cúng rằm tháng 7 trước ngày 15?
Ngày rằm tháng 7 cần lưu ý gì?
Vào ngày rằm tháng 7, người Việt Nam thường tổ chức nhiều hoạt động như lễ chùa, cúng bái thần, Phật, gia tiên… vì vậy cần lưu ý:
- Mâm cúng Phật, thần linh và gia tiên thì phải được cúng trong nhà, cúng chúng sinh thì cúng ngoài trời, trước cửa nhà hoặc có thể thực hiện ở chùa.
- Việc cúng cô hồn phải được hoàn tất vào ngày 15/7 Âm lịch.
- Nếu thực hiện cúng chúng sinh ở nhà thì khi tung gạo, muối (sau khi cúng xong), bạn nên đứng trong nhà và tung từ trong ra ngoài, tuyệt đối không được tung ngược lại bởi theo quan niệm dân gian thì hành động này sẽ rước các vong hồn vất vưởng vào nhà.
- Với những gia đình thờ Phật thì mâm cúng Phật được đặt ở vị trí cao nhất rồi mới đến mâm cúng thần linh và cuối cùng là gia tiên.
- Trong ngày rằm tháng 7 có rất nhiều vong hồn còn vất vưởng, vì thế bạn nên ghi rõ tên người nhận lên vàng mã cúng cho gia tiên, đồng thời khi cúng nên đọc văn khấn thần linh thổ địa rồi sau đó đọc to rõ tên hương hồn người nhận.
- Mâm cúng cô hồn tuyệt đối không cúng xôi, gà, heo, chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si.
- Nên thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay trong chùa chiền, nơi lưu giữ các lọ hài cốt. Vì tháng cô hồn còn gọi là Tết của những người âm.
>> Xem thêm: Văn khấn thần linh rằm tháng Bảy (tháng 7) chuẩn nhất
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được rằm tháng 7 năm 2023 là ngày nào Dương lịch cũng như vào thứ mấy trong tuần để có thể sắp xếp thời gian chuẩn bị mâm cúng tươm tất, đúng phòng tục nhất. Để tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị khác, hãy thường xuyên truy cập nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
>> Tham khảo thêm:
- Những điều cần biết khi cúng cô hồn tháng 7
- Stt hay về lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ rằm tháng 7
- Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào? Mâm lễ cúng rằm tháng 7 có những gì?
- Bài văn khấn cúng chúng sinh rằm tháng 7 ngoài trời chuẩn
- Bài cúng đốt quần áo tháng 7, văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp