Trước chuyên phôi (tcp)
Đối với các mẹ chuyển phôi trữ thì thông thường, thời gian chuẩn bị niêm mạc tử cung trước khi chuyển phôi là khoảng 12 – 18 ngày, bắt đầu từ ngày 2 chu kỳ kinh và cũng tùy theo đáp ứng cơ thể với thuốc. Niêm mạc tử cung tối thiểu phải được 8mm và đạt các tiêu chuẩn hình dáng, vị trí… thì mới đủ điều kiện chuyển phôi. Thông thường, niêm mạc dày từ 8 – 13mm là ổn nhất. Thấp hoặc cao hơn thì có thể không phải là niêm mạc lý tưởng để chuyển phôi. Tuy nhiên bác sỹ điều trị sẽ đưa ra quyết định đủ điều kiện chuyển phôi dựa trên nhiều yếu tố khác nữa.
Trong khoảng thời gian trước chuyển phôi này, ngoài việc uống thuốc, đặt thuốc theo toa bác sĩ dặn đều đặn, đúng giờ, các mẹ nên chủ động nâng cao sức khỏe thể chất và tâm lý thật tốt.
Bạn đang xem: Ghi chép kinh nghiệm 14 ngày sau chuyển phôi
Mẹ cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Dinh dưỡng: trong những ngày này cũng cần được đảm bảo. Không ăn những món ăn dễ gây táo bón, tiêu chảy. Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, cà phê, thuốc lá, bia rượu… Lưu ý các loại thức ăn đồ uống mà mình dễ bị dị ứng như hải sản, thịt rừng…
- Vận động: nên dành 30 – 60 phút tập yoga hoặc đi bộ nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe. Vợ chồng nên sắp xếp thời gian đi du lịch đâu đó đổi gió để có tâm lý vui vẻ và thoải mái nhất. Cần chăm chỉ luyện tập trước khi chuyển phôi để có sức khỏe tốt tăng sức đề kháng phòng tránh mấy bệnh vặt như cảm cúm, ho… vì nếu ho nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của phôi trong tử cung.
Lưu ý là trước khi chuyển phôi 24 tiếng, vợ chồng không quan hệ.
Trước chuyển phôi 1 tuần có thể ngâm chân với nước gừng để giữ ấm cơ thể nhất là các mẹ chuyển phôi vào mùa lạnh. Việc này mình áp dụng vì mình có thói quen thích ngâm chân nước nóng thư giãn trước khi đi ngủ, còn các mẹ có thể thực hiện các thói quen khác miễn sao bản thân thấy thoải mái, dễ chịu nhất.
Trong ngày chuyển phôi
Nếu được hẹn 7h sáng đến chuyển phôi thì trước đó nên đi vệ sinh để thấy thoải mái và tránh phải đi vệ sinh ngay sau khi chuyển phôi . Khi đến bệnh viện, điều dưỡng sẽ hướng dẫn bạn uống khoảng 300 ml nước để bụng căng, siêu âm dễ thấy hơn và để bàng quang ép tử cung cho bé lại, tăng cơ hội phôi bám. Nhưng các mẹ chú ý là đừng uống quá nhiều đến mức muốn đi tiểu ngay sau khi chuyển phôi nhé, uống đủ căng bụng để siêu âm thôi. Mức độ căng bụng đủ để siêu âm này hơi khó nói vì phải do từng mẹ cảm nhận cá nhân mình, có thể “tập” trước với những lần siêu âm trước khi chuyển phôi là mình uống nước ở mức nào thì bác sỹ siêu âm thuận lợi.
Sau khi chuyển phôi xong, bác sỹ nói chỉ cần nằm nghỉ 30 phút nhưng để yên tâm thì mẹ nên nằm lại ít nhất là khoảng 1tiếng rồi nhẹ nhàng đi tiểu trước khi ra về. Nên đi bằng xe ô tô (xe hơi), taxi về nhà, chỉ cần tránh đường quá xóc thôi chứ cũng không có gì phải căng thẳng vì lúc này phôi đang “chu du” trong tử cung để tìm chỗ bám chứ chưa đậu. Bạn cũng có thể đi bộ nhẹ nhàng chứ không cần nằm cáng hay xe đẩy đâu nhé.
Sau chuyển phôi ngày 1 (ngày 1 scp)
Từ sau khi chuyển phôi, nhiều chị em sẽ hay buồn tiểu và đi tiểu rất nhiều lần. Cứ 2-3 tiếng là lại muốn đi tiểu. Nói chung là chỉ đi lại nhẹ nhàng, vẫn đi tiểu bình thường, không cần dùng bỉm, không nên ngồi xổm mà nên ngồi bệ xí bệt, nếu không có thì ngồi bô kê vừa tầm ngồi nhưng nhớ kê chắc chắn tránh bị ngã. Giữ sạch vùng kín và thay quần lót thường xuyên nhưng không thụt rửa âm đạo bằng bất cứ hình thức nào và tuyệt đối không sử dụng các loại nước rửa âm đạo hay ngâm với các loại thảo dược nào nhé.
Xem thêm : 10 nhà hàng, quán ăn thú vị tại TP HCM
Sau khi chuyển phôi nằm ngủ nghiêng bên nào không quan trọng. Cứ nằm nghiêng bên nào quen, dễ ngủ là được.
- Dinh dưỡng: Theo dân gian nên ăn cháo cá chép và trứng luộc. Thực đơn hằng ngày nên là buổi sáng ăn cháo cá chép, buổi trưa ăn uống bình thường + với 1 trái trứng luộc, buổi chiều ăn một ly sinh tố bơ hoặc bơ dầm tuỳ theo sở thích, buổi tối ăn nên ăn nhiều canh rau hoặc súp. Mỗi bữa có thể cho thêm 1 ít dầu oliu để tiêu hóa tốt. Bạn không cần ăn quá nhiều bởi lúc này phôi cũng chưa bám để tạo thành thai nhi nên bạn chưa cần ăn gì cho 2 người theo quan niệm của các mẹ bầu và cũng đừng quá băn khăn “ăn gì sau chuyển phôi” vì ăn gì cũng được miễn sao đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Vận động: Trong suốt quá trình chuyển phôi nên nằm trên giường ở phía mép giường để việc cử động khi nằm và ngồi dậy dễ dàng. Tránh nằm dưới sàn vì bạn phải dùng cơ bụng để gồng khi ngồi và nằm; đồng thời cũng tránh bị cảm lạnh. Khi nằm và ngồi dậy, nên xoay người nằm nghiêng, dùng tay nâng người hạ xuống hoặc đỡ dậy theo tư thế yoga, tránh tạo áp lực (gồng người) bằng cơ bụng.
Sau chuyển phôi ngày 2 (ngày 2 scp)
Bước sang ngày này, về cơ bản bạn vẫn chẳng cảm thấy gì, có mẹ nhạy cảm lắm thì có thể cảm thấy hơi đau ở đầu ti và vẫn còn cảm giác mót tiểu.
Sự làm tổ của phôi phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng phôi và nội mạc tử cung tại điểm tiếp xúc với phôi, ít phụ thuộc vào các yếu tố tác động bên ngoài tử cung. Vì thế, các mẹ đi lại nhẹ nhàng chỉ cần hạn chế bưng vác vật nặng hoặc cúi gập người, không nên nằm một chỗ. Nằm một chỗ sẽ khiến máu khó lưu thông, đặc biệt ở phần tử cung. Nằm nhiều cũng khiến mẹ mỏi mệt, hay suy nghĩ vẩn vơ ảnh hưởng đến tâm lý.
Sau chuyển phôi ngày 3-5 (ngày 3-5 scp)
Đây là những ngày rất quan trọng vì là lúc phôi tìm chỗ làm tổ. Vì thế, trong những ngày này, cần lưu ý đến việc ăn uống và vận động cũng như để ý đến những dấu hiệu.
- Dinh dưỡng: Trong thời gian chuyển phôi không nên để bị táo bón hay tiêu chảy bằng cách ăn uống hợp vệ sinh. Nếu bị “tắc tị” vài ngày thì cũng tuyệt đối không “rặn” mà chịu khó chờ đợi thời điểm thích hợp, kể cả chấp nhận “đi về tay không”. Mẹ nên ăn nhiều đậu bắp, rau lang,khoai lang, bơ để tránh táo bón tự nhiên và tránh ăn những thức ăn khiến bạn khó tiêu hay đầy hơi.
- Vận động: chị em nên đi lại và vận động nhẹ nhàng hơn bình thường, hạn chế tối đa lên xuống cầu thang, nằm nghỉ nhiều hơn một chút. Mỗi khi đang nằm mà ngồi dậy, nên nghiêng người, chống tay đứng dậy, không nên ngồi hẳn dậy luôn, không cúi gập người để lấy đồ đạc hay xỏ giày vì động tác vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tử cung.
Những dấu hiệu, triệu chứng cho thấy bạn có thể có thai trong ngày 3-5 sau chuyển phôi là:
- Hơi quặn, nặng bụng dưới, có cảm giác cắn líu nhíu ở bụng dưới, thỉnh thoảng lại nhói lên. Khi nào thấy bụng đau thì nên nằm nghỉ.
- Căng tức ngực, hơi khó thở. Một số chỉ đau ở đầu ti, một số đau bầu ngực
- Đau lưng hoặc đau 2 bên hông eo
- Có thể có một chút máu vì phôi thai có thể gây ra vài tổn thương cho lớp niêm mạc tử cung khi làm tổ làm máu ra ở âm đạo. Một chút xíu thôi nhé, vì nếu nhiều thì buộc phải đến bệnh viện kiểm tra ngay.
- Việc đặt thuốc âm đạo những ngày này cần nhẹ nhàng, khéo léo, không quặp người khi đặt thuốc. Nên dùng găng tay y tế để đặt thuốc – vừa tránh nhiễm trùng vừa dễ dàng đưa thuốc vào âm đạo hơn so bằng dùng tay trần.
Tuy nhiên có những mẹ chẳng hề có chút dấu hiệu kể trên nào mà vẫn 2 vạch căng đét nhé, cho nên các mẹ cứ lắng nghe cơ thể mình nhưng đừng quá căng thẳng nếu không có các dấu hiệu trên nhé. Tinh thần là rất quan trọng vì thế hãy lạc quan chờ đợi đến tận ngày 14 sau chuyển phôi nhé.
Sau chuyển phôi ngày 6 (ngày 6 scp)
Có thể dấu hiệu đau bụng ngâm ngâm hoặc nặng vẫn còn kéo dài sang một số ngày sau nữa. Ngoài ra, do nội tiết tố cao hơn mức bình thường nên trong mấy ngày này, âm đạo lúc nào cũng ẩm ướt và ra huyết trắng nhiều. Nếu trong những ngày trước, mẹ nào có ra 1 ít máu ở âm đạo thì máu cũng có thể xuất hiện ở ngày 6, ngày 7 sau chuyển phôi.
Sau chuyển phôi ngày 7 (ngày 7 scp)
Một số mẹ có thể cảm thấy đau đầu, mệt mỏi từ ngày 7 sau chuyển phôi. Có người còn bị hấp hấp như sốt, chỉ muốn nghỉ. Lúc này, mẹ nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
Sau chuyển phôi ngày 8 (ngày 8 scp)
Cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài nhiều ngày. Trong những ngày này, nhiều mẹ cảm thấy đói và thấy ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng có mẹ có triệu chứng ngược lại là kén ăn, ăn không ngon miệng vì mệt mỏi.
Sau chuyển phôi ngày 9 – 10 (ngày 9-10 scp)
Xem thêm : Dấu hiệu nhận biết hình bình hành
Dấu hiệu buồn nôn, chóng mặt, khó thở khi nói chuyện nhiều cảm thấy như hụt hơi có thể xuất hiện trong những ngày này.
Việc đặt thuốc từ ngày 9 ngày 10 trở đi bắt đầu khó khăn hơn. Cảm giác tay đưa thuốc vào trong âm đạo chật và khó hơn. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên nhẹ nhàng và lưu ý dùng găng tay y tế hoặc bao cao su lồng vào tay để đặt thuốc cho dễ dàng hơn nhé.
Sau chuyển phôi ngày 11 -13 (ngày 11-13 scp)
Đây là thời điểm mà hầu hết các mẹ đều dùng que để thử thai vì tin rằng kết quả khá chính xác. Nếu cộng thêm 3 hoặc 5 ngày phôi nuôi trữ, thì cũng đã được 14 hoặc 16 ngày. Tuy nhiên, do thời gian này các mẹ đang sử dụng thuốc nội tiết, nên kết quả có thể là dương tính giả. Nên kinh nghiệm là không nên thử que kẻo ảnh hưởng tâm lý, mất tinh thần.
Nếu các mẹ không có dấu hiệu gì vào những ngày trước thì trong ngày 11 scp có thể có những dấu hiệu muộn như: đau ngực, bụng căng, đi tiểu nhiều. Có nhiều mẹ còn có cảm nhận đau líu nhíu bụng dưới như kiểu phôi bám. Cũng có nhiều mẹ không một dấu hiệu gì, người nhẹ bẫng.
Tuy nhiên, các dấu hiệu có hoặc không đều không nói lên được là bạn có đậu thai hay không, nên tốt nhất đừng quá để ý vấn đề này, hãy để tâm lý ở trạng thái không lo nghĩ, thoải mái, “đến đâu biết đến đó” các mẹ ạ.
Sau chuyển phôi ngày 14 (ngày 14 scp)
Vào ngày 14 sau chuyển phôi, các mẹ sẽ được hẹn đến trung tâm để lấy máu thử beta HCG. Nồng độ beta HCG sau 2 tuần chuyển phôi nếu ở mức > 25 IU/l được xác định là có thai, nồng độ này cao thấp còn tuỳ thuộc từng cơ thể mỗi người. Nếu nồng độ sau 2 ngày tăng gấp đôi trở lên thì được xác định là thai.
Nhiều mẹ nghĩ rằng chỉ số Beta HCG cao thì báo hiệu đa thai nhưng không hẳn là như thế nhé, bản thân tớ lần 2 scp beta cao vút hơn 1000k ở ngày 14 scp nhưng vẫn là thai đơn nhé, trong khi có mẹ beta ngày 14 chỉ có hơn 200 mà thai đôi đó.
Đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân và tổng hợp từ một số mẹ đã làm IVF thành công. Tuy nhiên, từng trường hợp riêng sẽ có những triệu chứng khác xuất hiện trong những ngày khác nhau scp. có người có dấu hiệu có thai sau chuyển phôi sớm như cũng có người có dấu hiệu trễ. Có người có đầy đủ những dấu hiệu nhưng lại không đậu thai. Ngược lại, có những mẹ người nhẹ tênh, không hề có dấu hiệu nào vẫn thành công. Vì thế, cần nhất là các mẹ nên giữ tinh thần, tâm lý thoải mái. Tâm lý thoải mái cũng góp phần tăng khả năng thành công khi làm IVF. Con cái là của Trời cho và Bác sỹ giỏi sẽ là người đưa con về với Ba Mẹ nhanh hơn, dễ dàng hơn. Chúc các mom nhanh được đón con yêu khoẻ mạnh nhé.
Mẹ Dâu
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp