Có bầu ăn rau răm được không là nỗi băn khoăn của không ít bà bầu vì một số món ăn rất ngon có gia vị rau răm. Một số thông tin đề cập rằng ăn rau răm có thể dẫn đến sảy thai hoặc vô sinh. Điều này có đúng không và rau răm có ảnh hưởng gì đối với bà bầu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin cụ thể dưới đây.
- Hướng dẫn cách copy giá trị trong excel cực chi tiết và vô cùng đơn giản, nhanh chóng
- Sự khác biệt giữa thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
- Có được tự ý di dời phần mộ trên đất nhà mình không?
- 10 công thức làm trắng da với bột yến mạch từ A- Z dành cho bạn gái
- 5 cách nạp thẻ Võ Lâm Truyền Kỳ 1 Mobile an toàn, nhanh chóng
Có bầu ăn rau răm được không?
Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ mang thai không nên ăn rau răm, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu tiên. Bởi lẽ rau răm có thể gây chảy máu kinh nguyệt, thậm chí làm co thắt tử cung và nguy cơ gây sảy thai khá cao.
Bạn đang xem: Có bầu ăn rau răm được không? Ảnh hưởng của rau răm tới bà bầu
Tuy nhiên, ở giai đoạn mang thai về sau, bạn có thể ăn rau răm nhưng chỉ nên 1-2 lần một tuần. Bà bầu tuyệt đối không nên ăn nhiều, thay vào đó chỉ nên ăn 1-2 lá kèm với đồ ăn khác nhằm đảm bảo an toàn cho cơ thể mẹ và thai nhi.
Tại Việt Nam, rau răm là một lá rau gia vị phổ biến, thường ăn kèm trong các món gỏi/ nộm. Trong các món ăn ngon đó, sẽ là thiếu vị, mất ngon nếu thiếu đi hương vị của loại rau này. Với hương vị cay, nồng, loại lá này sẽ giúp món ăn thêm phần thơm ngon và đậm đà hơn. Theo y học phương Đông, rau răm có tính ấm, không độc, có thể kích thích tiêu hóa, sát trùng, chống nôn và sốt khá hiệu quả.
Dẫu vậy, đối với bà bầu, tốt nhất là không nên ăn để hạn chế những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Hoặc nếu rất muốn ăn,, bạn cũng chỉ nên ăn sau giai đoạn 3 tháng đầu, và ăn ở lượng phù hợp như các chuyên gia gợi ý.
Tác dụng tiêu cực của rau răm đối với bà bầu
Với người không mang thai, ăn rau răm vừa đủ có thể rất nhận lại những lợi ích về tiêu hóa. Với bà bầu, những tác dụng này dường như không đủ để thuyết phục bà bầu ăn rau răm sẽ không sao.
Mặc dù có nhiều công dụng tốt, nhưng những lợi ích đó của rau răm lại không dành cho bà bầu. Ngược lại, rau răm có thể khiến mẹ bầu gặp phải những bất lợi. Dưới đây là hai tác dụng tiêu cực mà rau răm có thể gây ra đối với phụ nữ đang mang thai.
Xem thêm : 100G Hạt Điều Bao Nhiêu Calo? Ăn Bao Nhiêu Hạt Điều Mỗi Ngày Để Giảm Cân
Nguy cơ gây sảy thai
Với đặc tính ấm nóng, rau răm là loại lá được nhiều phụ nữ xa xưa sử dụng để phá thai. Phương pháp này có thể đem đến hiệu quả tới 60-80%. Tuy nhiên cách làm này chưa được y học kiểm chứng.
Theo các chuyên gia, bà bầu trong thời kỳ 3 tháng đầu tiên khi ăn rau răm có thể bị co thắt tử cung, dẫn tới sảy thai. Ở giai đoạn này, thai nhi chưa phát triển ổn định, do đó việc ăn rau răm sẽ làm kích thích thành tử cung co bóp. Và hậu quả để lại là vô cùng nghiêm trọng.
Gây rối loạn kinh nguyệt
Rau răm có tính nóng, nên có thể làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt nếu bà bầu ăn nó. Ngoài ra, khi cơ thể mang thai còn chưa ổn định, việc ăn rau răm còn khiến người mẹ khó tiêu và dễ bị nóng trong người.
Ở phụ nữ, việc ăn rau răm có thể gây mất máu khi hành kinh. Trong khi đó, ảnh hưởng cả rau răm đối với bà bầu là có thể gây thiếu máu, băng huyết và rối loạn kinh nguyệt.
Chính vì kinh nguyệt không đều, người phụ nữ cũng sẽ giảm ham muốn chăn gối và tỷ lệ xác suất thụ thai cũng thấp. Do đó, người ta thường coi rau răm có thể gây vô sinh.
Xem thêm : Bảo vệ và phát huy kho tàng di sản văn hóa dân tộc, để nền văn hiến Việt Nam rạng danh muôn thuở*
Với những tác động tiêu cực này, rõ ràng chúng ta có thể trả lời ngay có bầu ăn rau răm được không. Các anh chồng cũng cần lưu ý nhắc nhở các bà bầu để tránh họ quên khi ăn uống.
Các thực phẩm bà bầu nên hạn chế ăn
Ngoài rau răm, bà bầu cũng có khá nhiều các thực phẩm khác không nên ăn trong 3 tháng đầu và hạn chế ăn ở giai đoạn sau. Ghi nhớ rằng giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là khi thai nhi chưa phát triển và cơ thể mẹ chưa ổn định, việc ăn những thực phẩm có tính nóng sẽ dễ gây động thai. Lưu ý không nên hạn chế ăn những thực phẩm sau nếu bạn đang mang thai:
Quả vải, nhãn: Hai loại quả này đều có tính nóng và làm tăng lượng đường cao khiến mẹ bầu dễ bị tiểu đường thai kỳ và nóng trong nếu ăn nhiều
Quả mận: Dù đem đến nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết song quả mận cũng có tính nóng không tốt cho mẹ bầu
Quả dứa: chứa bromelain – một loại enzym kích thích co cơ và gây chảy máu, nên hạn chế ăn nhiều
Rau ngải cứu: Loại rau này dễ gây nóng trong, làm tăng nguy cơ co bóp tử cung, dẫn đến sinh non gây nguy hiểm.
Như vậy, có thể trả lời việc có bầu ăn rau răm được không sau khi biết những tác động nguy hiểm của loại lá này dành cho bà bầu. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, tốt nhất bạn không nên ăn rau răm trong ba tháng đầu. Khi bước sang giai đoạn mang thai sau, bạn có thể thưởng thức một chút rau răm với món chính khác, tuy nhiên chỉ nên ăn một vài lá trong 1 tuần để tránh gặp những rủi ro khôn lường.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp