Rễ cây chùm ngây là một bộ phận chứa rất nhiều dưỡng chất quan yếu. Người ta thường dùng rễ để ngâm rượu, nhưng ngâm rượu thuốc thế nào để không trở thành…rượu độc? Sau đây, Kiến thức cây chùm ngây sẽ trình bày đến các bạn một số công dụng của rễ cây chùm ngây và cách làm rễ chùm ngây ngâm rượu đúng cách:
Công dụng của rễ chùm ngây
Rễ chùm ngây có vị đắng, được xem như một loại thuốc bổ cho cơ thể và phổi, điều kinh, long đàm, lợi tiểu nhẹ, nước sắc từ rễ được dùng chữa bệnh phù thủng. Dịch rễ cây dùng ngoài để điều trị chứng mẩn ngứa do dị ứng. Trong rễ và hạt, cũng có chất kháng sinh Pterygospermin.
Bạn đang xem: Công dụng của rễ cây chùm ngây và cách làm rễ chùm ngây ngâm rượu
Nghiên cứu tại ĐH Jiwaji, Gwalior (Ấn độ) về các hoạt tính estrogenic, kháng estrogenic, nước chiết từ rễ Chùm ngây có tác dụng ngừa thai. (Journal of Ethnopharmacology Số 22 – 1988).
Thử nghiệm tại ĐH Dược K.L.E.S, Nehru Nagar, Karnakata (Ấn Độ) ghi nhận dịch chiết bằng nước và alcohol rễ cùng lõi gỗ Chùm ngây làm giảm rõ rệt nồng độ oxalate trong nước tiểu bằng cách can thiệp vào sự tổng hợp oxalate trong cơ thể. Đây được xem như một một biện pháp phòng ngừa bệnh sạn thận.
Vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai. Rễ tươi của cây non dùng trị nóng sốt, phong thấp, gout, sưng gan và lá lách
Rễ Chùm Ngây được cho là có tính kích thích, giúp lưu thông máu huyết, làm dễ tiêu hóa, tác dụng trên hệ thần kinh, làm dịu đau.
Một số bài thuốc từ rễ chùm ngây
• Hỗ trợ điều trị tăng cholesterol, tăng mỡ máu, tiểu đường, sỏi thận: Mỗi ngày dùng 100gr rễ chùm ngây tươi (hoặc 30gr khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày.
Xem thêm : Bài 19 Sinh 10 VUIHOC: Quá trình giảm phân – trọn bộ lý thuyết và bài tập
• Trị u xơ tiền liệt tuyến: Dùng 100gr rễ chùm ngây tươi và 80gr lá trinh nữ hoàng cung tươi (hoặc 30gr rễ chùm ngây khô và 20gr trinh nữ hoàng cung khô) nấu với 2 lít nước, nấu còn lại nửa lít. Uống ấm 3 lần trong ngày.
• Trị chứng tăng cholesterol trong máu, chứng tăng lipid máu, tăng triglycerid, hoặc làm giảm acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalate: Mỗi ngày dùng 100gr rễ chùm ngây tươi (hoặc 30gr khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày.
• Dùng làm thuốc ngừa thai. Cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150gr) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn nửa lít thuốc, chia uống 2 lần trong ngày. ( phụ nữ đang mang thai không nên dùng).
>>> Tham khảo thêm: Trà chùm ngây Nông Lâm 100gr
Cách làm rễ chùm ngây ngâm rượu
Để đảm bảo một bình rượu vừa ngon vừa bổ, lời khuyên là bạn nên chọn cây chùm ngây trồng từ 6 tuổi trở lên (càng lâu càng tốt). Đặc biệt nếu có ý định dùng rễ chùm ngây ngâm rượu thì không nên thu hoạch lá vì nếu thu hoạch lá cây sẽ lấy dưỡng chất nuôi chồi non và lá non, dược tính của rễ không còn cao nữa.
Rễ chùm ngây sau khi thu hái về rữa sạch, để ráo, rửa sơ qua một lần với rượu, sau đó cho vào bình rượu thủy tinh, đậy nắp kín, ngâm trong 3 tháng là có thể dùng được. Lưu lý mỗi ngày dùng không quá 100ml.
Món ăn từ rễ và củ chùm ngây
Ít người sử dụng củ và rễ chùm ngây để chế biến thức ăn một số thương nhân chuyên thu mua củ và rễ cây chùm ngây về để chế biến làm mù tạt.
Xem thêm : Uống trà mãng cầu có tốt không?
• Chế biến như một loại rau khi ăn với lẩu
• Kho với thịt
• Làm món cá chép om dưa với rễ chùm ngây
• Nấu canh rễ chùm ngây với thịt lợn băm
Hy vọng bài viết Công dụng của rễ cây chùm ngây và cách làm rễ chùm ngây ngâm rượu có thể giúp ích cho bạn nhé. Để tham khảo thêm các sản phẩm được chiết xuất từ cây chùm ngây ngay TẠI ĐÂY!
Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp