Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi phải vệ sinh thế nào?

Em bé sơ sinh được bao phủ bởi nước ối, dịch tiết từ ống sinh và có thể không có mùi dễ chịu ngay khi chào đời. Sau khi tắm (trừ vùng quanh rốn), mùi hôi này sẽ biến mất.

Sau khi sinh, dây rốn gắn con với mẹ sẽ được cắt đứt. Một đoạn gốc dây rốn còn lại chuyển từ hồng hào sang màu xanh tím có thể vẫn còn cho đến khi rụng hoàn toàn. Lúc đầu, phần gốc của dây rốn chưa rụng có thể có mùi khó chịu nhưng mùi này sẽ mất dần sau khi phần gốc dây còn sót lại rụng hoàn toàn.

Trước đây, các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo nên rửa sạch gốc dây rốn này bằng cồn. Tuy nhiên, tác dụng của cồn sẽ lại càng gây khô và kích ứng làn da rất mỏng manh của trẻ sơ sinh. Điều này dẫn đến nguy cơ da bị bong tróc và xảy ra nhiễm trùng thứ phát, do đó, việc sử dụng cồn để vệ sinh cho trẻ không còn được khuyến khích. Như vậy, phần dây rốn dư còn lại nên để khô và rụng tự nhiên.

Hiếm khi, phần cuống rốn còn sót lại có thể bị nhiễm trùng và có thể biểu hiện bằng mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy trên và vùng da xung quanh rốn, kèm theo hoặc không kèm theo rốn có dịch mủ màu vàng, xanh. Nếu bị nhiễm trùng, rốn em bé sơ sinh có mùi hôi rất khó chịu và trẻ cũng sẽ phản ứng do cảm giác đau khi chạm vào.

Ngoài ra, em bé cũng có thể bị sốt cao do nhiễm trùng và trở nên rất cáu kỉnh, không chịu bú và thậm chí ngủ kéo dài. Trong trường hợp này, trẻ sẽ cần được chăm sóc vết thương tại rốn phù hợp và thậm chí cần dùng kháng sinh toàn thân nếu nhiễm trùng nặng.

Do có khoảng 10 -20% trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn khi mới sinh, do cơ bụng không thể đóng lại hoàn toàn sau khi sinh, một phần ruột hoặc chất chứa trong ổ bụng có thể phình ra qua lỗ thông và bị nhiễm trùng. Đây là hệ quả khiến cho rốn em bé sơ sinh có mùi hôi. Lúc này, thoát vị rốn sẽ dễ dàng chẩn đoán bằng cách nhìn thấy một vết sưng mềm nhỏ xung quanh rốn và tình trạng này thường giảm đi khi trẻ được ba đến bốn tuổi.

Ngược lại, nếu trẻ vẫn ăn ngủ tốt, không quấy khóc thì không có gì phải lo lắng. Cha mẹ nên để phần dây rốn còn lại như vậy và tình trạng rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi sẽ thuyên giảm dần sau vài ngày và tự nhiên biến mất. Tuy nhiên, không nên cố gắng giải quyết tình trạng rốn bé sơ sinh có mùi hôi bằng cách loại bỏ một cách cưỡng bức. Điều đó sẽ gây đau đớn cho trẻ cũng như có thể gây nhiễm trùng và có khả năng gây ra sẹo trên thành bụng mất thẩm mỹ.