1. Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công, ông Táo?
Trong những ngày cuối năm, các gia đình thường lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang của năm cũ để loại bỏ những điều không may, không tốt của năm cũ cũng như bày tỏ lòng thành kính biết ơn với tổ tiên, các vị thần linh.
1.1 Tại sao cần tỉa chân nhang?
Sau một năm thờ cúng, thắp hương, số lượng chân nhang sẽ nhiều lên khiến bát hương bị đầy, dẫn đến việc khó thắp hương bái thỉnh cho năm sau. Bát hương trong đời sống tâm linh của người Việt có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, nếu không có việc gì bắt buộc thì mọi người thường không động vào bát hương. Khi lau dọn bàn thờ, bao sái bát hương, người ta chỉ rút chân hương hoặc tỉa chân nhang và lau dọn 4 phía bên ngoài bát hương chứ không bê cả bát hương xuống để dọn dẹp.
Bạn đang xem: Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công, ông Táo
1.2 Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công, ông Táo?
Tỉa chân nhang vào thời điểm nào để có nhiều may mắn? Không có quy định cụ thể nào về việc nên tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công, ông Táo.
Xem thêm : Người bị trào ngược dạ dày uống mật ong được không?
Ngày nay, thế giới ngày càng hiện đại, phát triển, các thủ tục cũng theo đó mà đơn giản hơn. Mọi người không còn quá cứng nhắc chuyện tỉa chân nhang vào những ngày nhất định mà thường chọn một ngày đẹp trong tháng chạp.
Theo các chuyên gia tâm linh, nên lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang sau khi đã tiễn ông Công ông Táo về trời bởi quan niệm xưa cho rằng lúc đó các Táo đi vắng, gia chủ có thể tranh thủ dọn bàn thờ sạch sẽ để đón Táo quân trở về. Tỉa chân nhang lúc này sẽ không phạm phải điều gì.
Gia chủ thắp hương xin phép tổ tiên, các vị thần trước khi tiến hành rút tỉa chân hương, lau dọn bàn thờ. Sau khi hoàn tất việc dọn dẹp, gia chủ cần thắp hương cẩn báo mời quan thần linh và gia tiên trở về.
- Nếu cúng ông Công, ông Táo trước 23 tháng Chạp thì ngay sau khi cúng xong gia chủ nên rút tỉa chân nhang, bao sái, dọn dẹp tổng vệ sinh nơi thờ cúng luôn.
- Nếu cúng ông Công, ông Táo đúng ngày 23 tháng Chạp, sau khi khi cúng xong để an yên và sang ngày 24 hay 25 tháng Chạp gia chủ mới được rút tỉa chân nhang.
2. Những điều lưu ý khi tỉa chân nhang
Khi động đến “bát hương”, gia chủ luôn cố gắng hết sức để thực hiện các hành động chuẩn chỉ để không bị “phạm”.
Xem thêm : Liệu ăn thanh gạo lứt ngũ cốc có thực sự giảm cân?
Việc tỉa chân nhang thể hiện sự thành tâm của gia chủ, do đó, cần lưu ý một số điều sau:
Bát hương là vị trí phải an vị, tĩnh tại, không được xê dịch. Vì thế, trong trường hợp bắt buộc phải xê dịch, gia chủ phải tiến hành làm lễ xin xê dịch và sau đó xin an vị.
Khi tỉa chân nhang, một tay gia chủ phải giữ bát hương, một tay nhẹ nhàng rút từng chân nhang ra khỏi bát hương. Nếu gia chủ là nam nhân thì để lại 7 – 17 – 27 hoặc 37 chân nhang. Nếu gia chủ là nữ nhân thì để lại 9 – 19 – 29 hoặc 39 chân nhang.
Chân hương sau khi rút sẽ mang đi hóa tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây sân vườn nhà, tuyệt đối không vứt ra rác.
Xem thêm nội dung khác
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp