SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÍ
- 100g đậu rán bao nhiêu calo? Ăn đậu rán có béo không?
- 12 hãng xe có logo xe hơi đắt tiền sang trọng nhất
- Những người không nên ăn quả sung: Cảnh báo rủi ro sức khỏe
- Uống sữa tươi không đường hàng ngày có tốt không ? Nên uống bao nhiêu mỗi ngày ?
- Giáp Tuất 1994 mệnh gì? Tuổi con gì? Hợp màu gì? Hợp với tuổi nào?
I. Phép đo các đại lượng vật lí. Hệ đơn vị SI
Bạn đang xem: Lý thuyết sai số của phép đo các đại lượng vật lí
1. Phép đo các đại lượng vật lí
– Phép đo một đại lượng vật lí là phép so sánh nó với đại lượng cùng loại được quy ước làm đơn vị.
– Phép so sánh trực tiếp thông qua dụng cụ đo gọi là phép đo trực tiếp.
– Phép xác định một đại lượng vật lí thông qua một công thức liên hệ với các đại lượng đo trực tiếp gọi là phép đo gián tiếp.
2. Đơn vị đo
– Đơn vị đo thường được dùng trong hệ đơn vị SI.- Hệ đơn vị SI là hệ thống các đơn vị đo các đại lượng vật lí đã được quy định thống nhất áp dụng tại nhiều nước trên thế giới.
– Hệ SI quy định 7 đơn vị cơ bản:
+ Độ dài: mét (m)
+ Nhiệt độ: kenvin (K)
+ Thời gian: giây (s)
+ Cường độ dòng điện: ampe (A)
+ Khối lượng: kilôgam (kg)
+ Cường độ sáng: canđêla (Cd)
Xem thêm : BIỂU PHÍ ĐĂNG KIỂM Ô TÔ – XE TẢI – XE MÁY CHUYÊN DÙNG
+ Lượng chất: mol (mol)
II. Sai số phép đo
1. Các loại sai số
a) Sai số hệ thống
Là sự sai lệch do phần lẻ không đọc được sự chính xác trên dụng cụ (gọi là sai số dụng cụ ΔA’) hoặc điểm 0 ban đầu bị lệch.
Sai số dụng cụ ΔA’ thường lấy bằng nửa hoặc một độ chia trên dụng cụ.
b) Sai số ngẫu nhiên
Là sự sai lệch do hạn chế về khả năng giác quan của con người do chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài.
2. Giá trị trung bình
Giá trị trung bình khi đo nhiều lần nột đại lượng A được tính:
( bar{A}=dfrac{A_{1}+A_{2}+…+ A_{n}}{n})
Đây là giá trị gần đúng nhất với giá trị thực của đại lượng A.
3. Cách xác định sai số của phép đo
– Sai số tuyệt đối ứng với mỗi lần đo là trị tuyệt đối của hiệu giữa giá trị trung bình và giá trị của mỗi lần đo
(∆A_1 = | bar{A} – A_1|); (∆A_2= | bar{A} – A_2|); (∆A_3 = |bar{A} – A_3|) …
– Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo gọi là sai số ngẫu nhiên và được tính:
Xem thêm : Râu bạch tuộc làm gì ngon? Tổng hợp CÁC MÓN NGON chế biến từ Râu bạch tuộc
( bar{Delta A}=dfrac{Delta A_{1}+ Delta A_{2}+…+Delta A_{_{n}}}{n})
– Sai số tuyệt đối của phép đo là tổng sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ:
(∆A =bar{Delta A} + ∆A’)
Trong đó sai số dụng cụ (∆A’) có thể lấy bằng nửa hoặc một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
4. Cách viết kết quả đo
Kết quả đo đại lượng A được viết dưới dạng (A = bar{A} ± ∆A), trong đó (∆A) được lấy tối đa đến hai chữ số có nghĩa còn ( bar{A}) được viết đến bậc thập phân tương ứng.
5. Sai số tỉ đối
Sai số tỉ đối δA của phép đo là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng đo, tính bằng phần trăm δA = ( dfrac{Delta A}{bar{A}}). 100%
6. Cách xác định sai số của phép đo gián tiếp
– Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu thì bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng.
– Sai số tỉ đối của một tích hay thương thì bằng tổng sai số tỉ đối của các thừa số.
– Nếu trong công thức vật lí xác định các đại lượng đo gián tiếp có chứa các hằng số thì hằng số phải lấy đến phần thập phân lẻ nhỏ hơn 1/10 tổng các sai số có mặt trong cùng công thức tính.
– Nếu công thức xác định đại lượng đo gián tiếp tương đối phức tạp và các dụng cụ đo trực tiếp có độ chính xác tương đối cao thì có thể bỏ qua sai số dụng cụ.
Sơ đồ tư duy về sai số của phép đo các đại lượng vật lí
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp