Bao nhiêu ngày sau chuyển phôi thì có tim thai được rất nhiều người quan tâm. Đối với thụ tinh ống nghiệm và thụ thai tự nhiên sẽ có những sự thay đổi khác nhau về thời gian làm tổ của phôi thai.
Chuyển phôi bao nhiêu ngày thì có tim thai. (Ảnh minh họa)
Bạn đang xem: Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì có tim thai?
Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì có tim thai?
Thông thường, sau khi chuyển phôi khoảng 14 ngày thì quá trình thụ thai thành công, lúc này, thai nhi đã di chuyển về phía tử cung. Vào giai đoạn này, người mẹ cần phải hết sức chú ý đến vấn đề chăm sóc sức khỏe bản thân để giúp phôi thai có thể làm tổ và phát triển khỏe mạnh nhất.
Đến khoảng tuần thứ 5 và sang tuần thứ 6, khi đi siêu âm, mẹ sẽ chỉ nghe thấy những âm vang của thai nhi. Đến khoảng giữa tuần thứ 6, mẹ sẽ được bác sĩ khuyên đi khám để kiểm tra tim thai. Thông thường, từ thai từ tuần thứ 6 đến 7 sẽ xuất hiện tim thai sau khi chuyển hơn.
Xem thêm : Hợp đồng bảo hiểm là gì? Hiểu đúng tính chất, thuật ngữ bảo hiểm
Nhịp tim của bé đo được vào giữa tuần thứ 6 sẽ khoảng từ 110 nhịp/ phút, tùy theo mỗi đứa trẻ. Đến khoảng đầu tuần thứ 7, nhịp tim sẽ nhanh chóng tăng lên 150-170 nhịp/phút, nhanh gấp 2 lần nhịp tim của mẹ. Do vậy, mẹ có thể nghe thấy được tiếng đập nhẹ của bé nếu áp sát vào bụng.
Khoảng từ thứ 5 -6 mẹ sẽ thấy âm vang thai. (Ảnh minh họa)
Những trường hợp chậm nhất là khoảng từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 10, phụ thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ. Sang tuần 10, nhịp tim sẽ rõ ràng nhất nhưng từ giai đoạn này trở đi, nhịp tim sẽ chậm và ổn định hơn. Vì thế, trong khoảng thời gian này, nếu đi siêu âm mà chưa thấy xuất hiện tim thai thì bố mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé.
Mẹ nên làm gì để để thai kỳ khỏe mạnh?
Mang thai đã khó nhưng giữ gìn thai còn khó hơn, mẹ nên có những biện pháp để chăm sóc cơ thể giúp quá trình thai kỳ luôn khỏe mạnh cho đến khi bé chào đời.
Xem thêm : Fe(OH)3 màu gì? Cách điều chế Sắt(III) Hidroxit
– Bổ sung đầy đủ nhóm thực phẩm chứa axit folic: Ngay từ khi phát hiện chuyển phôi thành công, mẹ nên bổ sung mỗi ngày khoảng 400-600mcg axit folic để giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp ADN, ngăn ngừa tình trạng khuyết tật bẩm sinh, các bệnh liên quan đến tim, chi, sứt môi, hở hàm ếch, thoát vị não – màng não…
Mẹ bầu nên có phương pháp chăm sóc sức khỏe để thai kỳ khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)
– Kiểm soát lượng đường trong máu: Nếu bị lượng đường trong máu tăng sẽ gây nên tình trạng tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng đến sự phát triển tim thai. Do vậy, mẹ nên có phương án kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định.
– Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc tây: Trong nhiều trường hợp, cần phải tuân thủ theo quy định và sự chỉ định của bác sĩ.
– Tuyệt đối tránh xa chất kích thích: Tuyệt đối mẹ không được hút thuốc lá, sử dụng ma túy, rượu bia hay chất kích thích.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp