Tác động của việc đi xe máy đến quá trình chuyển phôi

1. Chuyển phôi xong có đi xe máy được không?

Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản khoa, sau khi chuyển phôi chị em không nên đi xe máy, phải nghỉ ngơi tại chỗ trong khoảng 2h đồng hồ. Lý do vì lúc này phôi thai đang tìm cách bám vào tử cung, chưa có sự liên kết với tử cung của người mẹ nên việc đi xe máy sẽ khiến quá trình bám vào niêm mạc tử cung của phôi trở nên khó khăn hơn.

Theo sự khuyến cáo của nhiều bác sĩ điều trị vô sinh hiếm muộn tốt nhất, sau khi chuyển phôi chị em hãy di chuyển bằng xe ô tô riêng hoặc taxi, nên tránh những đoạn đường có nhiều ổ gà, đường sóc để đảm bảo an toàn, tránh làm ảnh hưởng đến kết quả thụ thai.

2. 6 lưu ý trong hoạt động cho bà bầu sau chuyển phôi

Việc chuyển phôi thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phôi thai sau khi đặt vào tử cung phải mất từ 3-5 ngày để làm tổ. Vì vậy, để đạt được kết quả có thai mong muốn, bà bầu cần tuân thủ 5 lưu ý trong hoạt động sau chuyển phôi. Đó là không đi lại nhiều lần trên cầu thang, cần nghỉ ngơi tại nơi thông thoáng, kiêng quan hệ tình dục trong vòng 7 ngày sau chuyển phôi, nên đi lại sau 1 tuần chuyển phôi, tắm bằng vòi hoa sen và tìm hiểu về các mốc khám thai quan trọng.

2.1 Không đi lại cầu thang nhiều lần

Leo cầu thang nhiều lần không chỉ tiềm ẩn những rủi ro về té ngã, trơn trượt, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà những bước đi lên, xuống của mẹ bầu cũng khiến cho phôi thai khó có thể ổn định, bám chắc vào thành tử cung. Cho nên mẹ bầu không nên đi lại cầu thang nhiều lần, đặc biệt đối với những người có tiền sử sảy thai, huyết áp quá cao hoặc quá thấp…

2.2 Cần nghỉ ngơi tại nơi thông thoáng

Chị em nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, nên chọn những nơi thông thoáng, dễ chịu để thư giãn tinh thần, đảm bảo không gian kín gió, tránh để quạt thổi thẳng vào người. Lưu ý, không được nằm dưới sàn nhà hoặc giường quá thấp vì khi đứng lên, bụng sẽ bị gập và chịu áp lực mạnh. Khi ngồi dậy cũng cần nhẹ nhàng, tốt nhất nên nhờ người đỡ dậy từ từ, đừng cố gồng mình ngồi lên.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên nằm ngay cạnh mép giường, nếu muốn đứng lên nhưng không có người giúp thì tự nằm nghiêng rồi bỏ hai chân xuống giường, sau đó từ ngồi và đứng lên. Tuyệt đối không nằm dưới nền đất lạnh vì sẽ dễ bị cảm lạnh.

2.3 Kiêng quan hệ tình dục 7 ngày sau chuyển phôi

Những động tác mạnh hay việc vận động với tần suất cao khi quan hệ vợ chồng có thể làm cản trở đến quá trình di chuyển của phôi thai, kích thích và gây co bóp tử cung. Ít nhất trong thời gian 7 ngày sau chuyển phôi, vợ chồng nên kiêng quan hệ tình dục.

2.4 Nên đi lại sau 1 tuần chuyển phôi

Trừ những trường hợp khuyến cáo của bác sĩ phải nằm một chỗ thì mẹ bầu hoàn toàn có thể di chuyển, đi lại nhẹ nhàng sau 1 tuần. Khi di chuyển không nên nhấc cao chân để máu huyết lưu thông dễ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên mang vác, làm những công việc nặng, không nên cúi hay rướn người lên cao hoặc đi nhón gót chân.

2.5 Nên tắm bằng vòi hoa sen

Sau chuyển phôi, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cửa mình và toàn bộ cơ thể để tránh nguy cơ nhiễm trùng, viêm nhiễm. Nếu mẹ còn yếu thì không nên tắm thường xuyên, khi tắm nên sử dụng vòi hoa sen và nước ấm, tránh dùng cả gáo nước to và lạnh để dội từ vai xuống.

Việc gội đầu sau thời gian này cũng nên cẩn thận, nếu cần gội thì nên nằm trên giường và nhờ người khác gội đầu bằng nước ấm. Không nên cào mạnh mà chủ yếu mát xa điểm ảnh đầu cho hết mồ hôi và máu huyết lưu thông là được.

2.6 Nên tìm hiểu về các mốc khám thai quan trọng

Nếu mẹ bầu đã tìm được câu trả lời chuyển phôi xong có đi xe máy được không? thì cũng nên tìm hiểu thêm về các mốc khám thai quan trọng sau chuyển phôi và có kết quả mang thai. Việc khám thai định kỳ, ghi nhớ những mốc thời gian quan trọng như siêu âm sau ET khi thai 6 tuần để xác định tim thai, siêu âm hình thái thai khi thai 20-22 tuần… giúp mẹ kịp thời phát hiện những bất thường của thai nhi (nếu có) và tìm được phương pháp can thiệp phù hợp.