Mục tiêu của việc chăm sóc khi xăm môi trong những ngày đầu tiên là giữ cho lớp vảy tồn tại càng lâu càng tốt bằng cách để môi luôn sạch sẽ, khô ráo và dưỡng ẩm nhẹ.
Trong hầu hết các trường hợp, ngay sau khi xăm môi, khu vực này sẽ có cảm giác hơi mềm và sẽ khá tối màu và rõ nét. Ngày hôm sau, đôi môi sẽ có màu đỏ, sau đó vảy sẽ chuyển sang màu sẫm và làm cho hình xăm dày hơn so với trước đây. Tùy thuộc vào làn da của mỗi người, sau khi phun xăm môi thường mất khoảng từ 7-14 ngày để hết bong vảy.
Bạn đang xem: Có nên bôi thuốc mỡ Tetracyclin sau khi xăm môi?
Xem thêm : Lượng protein trong đậu phụ là bao nhiêu?
Như vậy, từ ngày thực hiện, việc loại bỏ lớp da khô trên bề mặt môi để tránh đóng vảy nhiều là rất quan trọng. Quy trình làm sạch môi bằng bông ẩm sau mỗi 30 phút cần duy trì cho đến khi đi ngủ. Trước khi ngủ nếu môi vẫn còn khô thì nên rửa môi bằng nước ấm nhẹ nhàng để loại bỏ lớp da khô, vỗ nhẹ cho ráo và thoa kem dưỡng môi hay thuốc mỡ. Tốt nhất là nên chọn loại nhẹ nhàng để giảm thiểu rủi ro bị kích ứng. Đôi khi đôi môi có thể bị bầm tím ngay sau khi làm thủ thuật, đừng lo lắng, vết bầm tím sẽ biến mất trong vòng vài giờ sau đó.
Đến ngày kế tiếp, đôi môi cũng có thể trông như bị sưng vù. Tuy nhiên, đừng làm lạnh da môi mà phải luôn giữ ẩm, không để môi bị khô. Tương tự như vậy trong ngày thứ 3, tiếp tục thoa thuốc mỡ khi cần thiết, có nghĩa là ngay khi môi bắt đầu cảm thấy khô.
Xem thêm : Gà đông tảo thịt / Trại Gà KIỀU HOA
Trong những ngày này, bạn hãy nhớ những điều sau đây:
- Tránh tiếp xúc nước, mỹ phẩm trang điểm, đổ mồ hôi nhiều, xông hơi, tắm hồ bơi, tắm nắng.
- Không tích cực làm sạch vảy vì có thể gây sẹo.
- Không bôi bất cứ thứ gì ngoài thuốc mỡ mà bác sĩ chỉ định.
- Không sử dụng các loại kem có chứa axit hoặc các thành phần làm sáng da hay tẩy tế bào chết cho da.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp