Món bánh tráng trộn có nguồn gốc từ Tây Ninh, với nguyên liệu ban đầu được tận dụng từ những mẩu vụn bánh tráng tại các lò bánh tráng, trộn chung với dầu chín, hành phi, muối ớt và bột tôm. Sau, bánh tráng trộn được biến tấu với nhiều thành phần hơn để hợp khẩu vị với nhiều người hơn. Nhờ đó, dần dần, bánh tráng trộn trở thành món ăn vặt phổ biến đối với giới trẻ ở nhiều nơi.
Ngày nay, bánh tráng trộn thường được chế biến từ những nguyên liệu quen thuộc như bánh tráng mỏng cắt nhỏ, rau răm, xoài xanh, các loại khô (khô bò, khô mực, khô nai…), trứng cút, đậu phộng, hành phi, nước tắc, sốt ớt, nước sốt bao gồm nhiều loại gia vị theo tỷ lệ khác nhau tùy theo công thức riêng của mỗi người.
Bạn đang xem: Sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Những lưu ý mẹ cần nhớ
Nhờ vào đặc điểm dễ làm, dễ ăn và đậm vị, nên có cả những mẹ sau sinh rất yêu thích món ăn vặt này. Vậy, phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Câu trả lời sẽ được giải đáp dưới đây.
Giải đáp thắc mắc: Mẹ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không?
Xem thêm : Tin tức
Để biết được phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không, cần xem xét các thành phần của bánh tráng trộn:
- Bánh tráng: Bánh tráng được làm từ bột gạo, nên nếu mua bánh có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ an toàn đối với mẹ sau sinh.
- Trứng cút: Nếu mua được trứng sạch và luộc chín trứng thì mẹ sau sinh có thể ăn được. Trứng cút chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo, vitamin A và vitamin E, khoáng chất… rất có lợi cho sức khỏe phụ nữ sau sinh.
- Các loại khô: Thông thường, thành phần của bánh tráng trộn được bán ngoài đường có khô bò đen, khô mực… Tuy nhiên, những loại khô này đa phần đều không có nguồn gốc rõ ràng, không hợp vệ sinh.
- Rau răm, đậu phộng, hành phi, ớt và gia vị: Đây là những nguyên liệu có tính nóng, nếu ăn cùng một lúc với số lượng nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp