1. Trẻ sơ sinh đầu dài – nguyên nhân do đâu?
Sau 9 tháng 10 ngày mang thai, bậc làm cha mẹ nào cũng mong ngóng, chờ đón con mình chào đời với hình hài toàn vẹn và khỏe mạnh. Vì thế, khi nhìn thấy trẻ sơ sinh đầu dài, không ít bậc cha mẹ sẽ hoang mang.
Hầu hết trẻ có đầu dài là kết quả của biến đổi hộp sọ trong quá trình sinh thường, khi trẻ đi qua tử cung của mẹ để ra ngoài. Do đầu của trẻ sơ sinh còn rất mềm nền các áp lực mạnh của quá trình sinh nở làm cho cấu trúc xương thay đổi để trẻ dễ dàng ra ngoài.
Bạn đang xem: Tin tức
Áp lực từ tử cung trong quá trình sinh nở là nguyên nhân chính khiến cho trẻ sơ sinh đầu dài sau khi chào đời
2. Trẻ sơ sinh đầu dài có phải là hiện tượng bất thường, làm gì để khắc phục?
2.1. Trẻ sơ sinh đầu dài có bất thường không?
Đầu là chính là não bộ với hệ thần kinh trung ương điều khiển nhận thức và mọi hoạt động của cơ thể. Vì thế, bất an là tâm lý chung của các bậc cha mẹ khi nhận thấy con mình có đầu dài. Các nhà khoa học cho rằng đây là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại.
Hiện tượng đầu dài ở trẻ sơ sinh hầu hết sẽ tự biến mất sau khi trẻ được 5 tuần tuổi. Nếu chú ý quan sát một chút, các bậc cha mẹ sẽ thấy rằng đầu của trẻ sẽ thay đổi mỗi ngày theo sự lớn lên của con.
Trường hợp trẻ sơ sinh đầu dài sẽ là hiện tượng đáng lo ngại khi:
– Đầu của trẻ sơ sinh dài, to và tăng kích cỡ bất thường.
– Da đầu của trẻ sơ sinh mỏng đến mức lộ rõ tĩnh mạch và gân xanh bên trong.
Xem thêm : Năm 2024 có phải năm nhuận?
– Thóp của trẻ sơ sinh căng phồng, có hiện tượng phập phồng bất thường.
– Mắt của trẻ sơ sinh có xu hướng nhìn xuống dưới, bị lệch.
– Trẻ hay bị co giật, nôn, ngủ nhiều, bú kém, không linh hoạt.
Đây là những hiện tượng cảnh báo bệnh não úng thủy cần phải đề phòng nên nếu phát hiện trẻ gặp tình trạng đó cha mẹ nên cho trẻ đến khám bác sĩ Nhi khoa ngay.
Cha mẹ nên đo vòng đầu của trẻ để phát hiện tăng kích thước bất thường và kịp thời thăm khám
2.2. Làm cách nào để khắc phục hiện tượng đầu dài cho trẻ?
Trường hợp trẻ sơ sinh đầu dài không có dấu hiệu bất thường như đã nói đến ở trên thì có thể yên tâm rằng xương hộp sọ của trẻ vẫn còn tiếp tục phát triển, theo thời gian sẽ tự hoàn thiện và không còn tình trạng đầu dài như khi trẻ mới sinh. Tuy nhiên, nếu các bậc cha mẹ vẫn muốn đầu của trẻ tròn trịa, đẹp đẽ hơn thì có thể áp dụng một số cách giúp trẻ có được dáng đầu đẹp hơn như:
– Tập cho trẻ thay đổi tư thế nằm
Để cải thiện dáng đầu cho trẻ sơ sinh thì tăng thời gian nằm sấp của trẻ được xem là cách dễ nhất. Khi trẻ thức, cha mẹ hãy đặt một tấm khăn mềm trên giường rồi đặt trẻ nằm sấp khoảng vài phút, làm như vậy được tổng cộng mỗi ngày 30 phút là tốt nhất.
Khi trẻ được tập thói quen nằm sấp, đến giai đoạn trẻ biết tự cố gắng nâng đầu lên thì cơ ở cổ và cơ vai của trẻ sẽ trở nên cứng cáp hơn, nếu thấy mỏi, tự bản thân trẻ cũng sẽ tìm cách cho phần đầu sau được nghỉ ngơi nên sẽ tránh được áp lực lên đầu khi ở tư thế nằm thẳng, nhờ đó mà tình trạng đầu dài cũng sẽ được cải thiện.
Tuy nhiên, khi tập cho trẻ nằm sấp, cần lưu chỉ thực hiện khi có sự giám sát của người lớn, không bao giờ được để trẻ nằm ở tư thế này khi ở một mình. Cha mẹ cần đảm bảo được rằng trẻ luôn được quan sát kỹ để không bị mệt quá hay không bị ngạt thở từ tư thế nằm sấp.
Tập cho trẻ nằm sấp cũng là một cách cải thiện dáng đầu dài
– Massage đầu cho trẻ
Sau khi trẻ đã được 1 tháng tuổi, hàng ngày, vào lúc trẻ thức giấc và đã được nghỉ ngơi đầy đủ, hãy massage đầu cho trẻ theo trình tự sau:+ Massage mặt: đặt đầu ngón trỏ của cha mẹ vào giữa trán của trẻ rồi từ từ vuốt ve dọc theo đường viền của khuôn mặt để đi xuống phía cằm sau đó lại di chuyển ngón tay của cha mẹ từ cằm lên đến má, dừng tại đây rồi nhẹ nhàng xoa má theo chuyển động tròn, làm đi làm lại chuyển động đó vài lần.
+ Massage đầu: dùng ngón tay của cha mẹ massage da đầu với động tác giống như khi gội đầu cho trẻ nhưng chỉ với một lực nhẹ nhàng ở đầu ngón tay, tuyệt đối không dùng áp lực mạnh lên phần đầu vì hộp sọ của trẻ vẫn còn khá mềm.
Về cơ bản, hiện tượng trẻ sơ sinh đầu dài hiếm khi gây hại cho trẻ và gần như sẽ biến mất sau một vài tháng; chủ yếu chỉ gây nên tâm lý hoang mang và khó chịu cho cha mẹ vì dáng đầu của con không được đẹp. Nếu trẻ không xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào thì cha mẹ nên thư giãn, thoải mái tâm lý của mình để không quá áp lực về vấn đề này.
Bằng việc thực hiện một số động tác hỗ trợ như đã nói ở trên cộng thêm sự tự điều chỉnh của chính hộp sọ trong quá trình trẻ phát triển, dần dần đầu của trẻ sẽ không còn dài như khi mới chào đời nữa. Nếu trong quá trình chăm sóc và quan sát con, cha mẹ phát hiện ra các dấu hiệu bất thường về sức khỏe hay bất thường về đặc điểm đầu của trẻ thì nên đưa con khám bác sĩ Nhi khoa để có kết luận chính xác.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp