Mướp đắng (khổ qua) là loại quả được dùng khá phổ biến để chế biến nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Mẹ sau sinh ăn khổ qua được không? Sinh mổ ăn mướp đắng được không? Ăn khổ qua có mất sữa không là thắc mắc nhiều người quan tâm.
Mẹ sau ăn khổ qua được không?
Mướp đắng còn được gọi với tên phổ biến khác là khổ qua, có lớp vỏ bên ngoài sần sùi, màu xanh lá, mùi vị đắng tự nhiên. Bên cạnh dùng để nấu ăn thì mướp đắng còn có thể dùng để nấu nước tắm trị mẩn ngứa, dị ứng da.
- Thế chấp sổ đỏ vay 800 triệu mỗi tháng trả bao nhiêu tiền lãi? | Cẩm nang tài chính | Tin tức | Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – PVcomBank
- VÌ SAO KHÔNG NÊN THÁO YẾM XE MÁY
- Kiến thức về Khí tự nhiên (Khí đốt tự nhiên)
- CHẲNG DỪNG HEO NẰM Ở ĐÂU? VÌ SAO LẠI KHÓ MUA Ở CHỢ?
- Viên sủi hạ sốt cho bà bầu chi tiết
Mẹ sau sinh ăn khổ qua được không? Cho con bú ăn mướp đắng được không? Câu trả lời là có nhưng cần chú ý thời gian bắt đầu ăn. Theo đông y thì phụ nữ vừa sinh xong không nên ăn mướp đắng ngay, lý do bởi loại quả này có tính hàn, không tốt cho phụ nữ vừa sinh nở bị tổn thương khí huyết. Ngoài ra hệ tiêu hóa sản phụ cũng chưa hoạt động ổn định, nếu ăn loại quả có tính hàn này sẽ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, gây mất nước, khiến cơ thể thêm mệt mỏi.
Bạn đang xem: Phụ nữ sau sinh ăn khổ qua (mướp đắng) được không? Có mất sữa không?
Thành phần trong mướp đắng cũng không tác động tốt đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng vào cơ thể mẹ. Nếu ăn số lượng ít thì chị em sẽ không cảm nhận được sự thay đổi, nhưng nếu ăn nhiều khổ qua số lượng nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến việc tiết sữa, mẹ không có đủ dinh dưỡng để tạo sữa.
Sinh mổ ăn mướp đắng được không?
Sinh mổ hay sinh thường đều có thể ăn mướp đắng, tuy nhiên nên kiêng 2 tháng đầu tiên, và chỉ ăn mướp đắng với số lượng nhỏ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như việc tạo sữa cho con bú.
Thành phần dinh dưỡng trong khổ qua
Trong 100g mướp đắng có chứa khá nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, cụ thể:
- Calo (kcal) 34
- Lipid: 0,2 g
- Chất béo bão hoà: 0 g
- Cholesterol: 0 mg
- Natri: 13 mg
- Kali: 602 mg
- Carbohydrate: 7 g
- Chất xơ: 1,9 g
- Đường: 1 g
- Protein: 3,6 g
- Vitamin C: 55,6 mg
- Calci: 42 mg
- Sắt: 1 mg
- Vitamin B6: 0,8 mg
- Magnesi: 94 mg
Với những thành phần dinh dưỡng kể trên, khổ qua mang đến nhiều công dụng đối với sức khỏe như:
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Ăn khổ qua có tác dụng giảm đường trong máu thông qua việc chuyển hóa glucose.
- Loại bỏ sỏi thận: Ăn mướp đắng làm giảm nồng độ axit trong cơ thể, đào thải và phá vỡ sỏi thận một cách tự nhiên.
- Giảm cholesterol: Ăn mướp đắng giúp giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.
- Làm đẹp da: Mướp đắng là thực phẩm có công dụng làm sáng da, hỗ trợ điều trị bệnh chàm, vảy nến và mụn trứng cá.
- Tác dụng khác của mướp đắng: hỗ trợ giảm cân, bổ gan, tăng cường khả năng miễn dịch…
Tham khảo thêm: Chè dưỡng nhan sau sinh ăn được không? Có mất sữa không?
Sau sinh bao lâu thì được ăn khổ qua?
Sau sinh bao lâu thì ăn được mướp đắng là thắc mắc chị em rất quan tâm:
Sau sinh 1 tháng ăn khổ qua được không?
Nghiên cứu cho biết phụ nữ sau sinh 1 tháng không nên ăn mướp đắng, ăn vào dễ rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ.
Sau sinh 2 tháng ăn khổ qua được không?
Sau sinh 2 tháng chị em vẫn chưa nên ăn khổ qua. Ăn khổ qua thời điểm này ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa, làm giảm nguồn sữa mẹ cũng như chất lượng nguồn sữa, cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng của con.
Sau sinh 3 tháng ăn khổ qua được không?
Có, vào tháng thứ 3 sau sinh, lúc này sức khỏe của mẹ bỉm đã được hồi phục, hệ tiêu hóa cũng và quá trình tạo sữa cũng ổn định hơn, do đó chị em có thể ăn món ăn chế biến từ quả khổ qua nếu thèm. Tuy nhiên chỉ ăn lượng nhỏ, không nên ăn nhiều.
Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu mướp đắng?
Như đã nói ở trên, bắt đầu từ tháng thứ 3 sau sinh, mẹ có thể ăn mướp đắng nhưng nên chú ý đến số lượng ăn. Mẹ chỉ nên ăn 1 lần/tuần hoặc 1 lần/2 tuần là tốt nhất. Mỗi lần chỉ nên ăn ½, 1/3 quả sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe cũng như quá trình tiết ra sữa mẹ.
Sau sinh ăn khổ qua có mất sữa không?
Chưa có nhiều nghiên cứu cho biết ăn mướp đắng gây mất sữa, thế nhưng hầu hết các tài liệu đều khuyến nghị không nên ăn mướp đắng ngay sau sinh. Loại quả này có tính hàn, không tốt cho quá trình sản xuất và tiết sữa mẹ. Mặc dù khổ qua chứa nhiều vitamin, khoáng chất thế nhưng lại không có chứa chất béo – một trong những thành phần có lợi trong việc tạo sữa. Mẹ đang cho con bú mà ăn quá nhiều khổ qua sẽ không đủ dinh dưỡng, năng lượng để sản xuất sữa.
Mặt khác vị đắng của khổ qua nếu sản phụ ăn nhiều thì nó cũng ít nhiều tiết vào sữa mẹ. Khi ăn sữa, trẻ thấy mùi vị lạ, dẫn đến ít bú, bỏ bú. Trẻ bỏ bú, ít bú là nguyên nhân gián tiếp khiến sữa mẹ tiết ít, nếu lâu dài thậm chí còn gây mất sữa.
Những lưu ý khi ăn khổ qua cho phụ nữ sau sinh?
Mẹ sau sinh ăn khổ qua được không? Thực tế không có thực phẩm nào là chị em phải kiêng hoàn toàn. Chị em vẫn có thể ăn nếu thèm nhưng cần chú ý đến liều lượng ăn, thời điểm ăn. Với khổ qua, khi ăn chị em cần lưu ý một số điều như sau:
Nên ngâm khổ qua với nước muối khoảng 15 – 20 phút trước khi chế biến để loại bỏ bụi bẩn, thuốc trừ sâu (nếu có). Không nên ăn ngay khi mới sinh xong, chỉ nên ăn sau sinh 2 – 3 tháng trở đi, lượng ăn mỗi lần ít. Không nên ăn mướp đắng trong thời gian dài liên tục bởi sẽ làm nhu động ruột chậm lại, cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng từ các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuyệt đối không ăn hạt khổ qua, lý do trong hạt loại quả này chứa độc tố vicine – tác động xấu đến hệ thần kinh gây chóng mặt, đau đầu, đau bụng thậm chí hôn mê nếu ăn lượng lớn. Độc tố này có thể truyền qua đường sữa mẹ, trẻ bú vào ảnh hưởng đến sự phát triển.
Mướp đắng kỵ kết hợp với gì?
Phụ nữ sau sinh ăn mướp đắng cần tránh kết hợp với những thực phẩm như sau:
Không uống trà xanh sau khi ăn mướp đắng
Nếu ăn mướp đắng, bạn không nên uống nước trà xanh ngay sau đó. Nguyên nhân là bởi nó sẽ khiến dạ dày bạn tổn thương. Lặp đi lặp lại hành động này dễ gây viêm loét dạ dày, đau dạ dày.
Không ăn mướp đắng kết hợp tôm
Khổ qua chứa hàm lượng vitamin C tương đối cao, ăn cùng tôm ở phần vỏ chứa nhiều hợp chất asen hóa trị 5 thì chúng sẽ biến đổi thành asen hóa trị 3 (thạch tím). Thạch tím là chất độc, gây nguy hiểm tới sức khỏe nếu tiêu thụ liều lượng lớn.
Không ăn khổ qua với măng cụt
Cùng lúc ăn 2 loại quả này làm hệ tiêu hóa hoạt động kém, cơ thể khó chịu. Tốt nhất nên ăn cách nhau vài tiếng.
Trường hợp phụ nữ sau sinh không nên ăn mướp đắng?
Phụ nữ sau sinh nếu gặp 1 trong những vấn đề sức khỏe như sau thì không nên ăn khổ qua, cụ thể:
Đang trong thời kỳ kinh nguyệt
Khổ qua có tính hàn, nếu ăn nhiều vào giai đoạn hành kinh dễ khiến khí huyết đông lại, gây đau bụng kinh.
Phụ nữ sau sinh bị hạ đường huyết
Trong thành phần mướp đắng có chứa chất làm hạ đường huyết, do đó những chị em sau sinh vốn đường huyết trong máu đã thấp thì không nên ăn nhiều để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Phụ nữ sau sinh bị tiêu chảy
Sau sinh ăn mướp đắng được không? Nếu chị em đang bị tiêu chảy, nôn mửa, sức khỏe yếu thì cũng không nên ăn nhiều khổ qua bởi dễ khiến tình trạng nặng nề thêm.
Phụ nữ sau sinh thiếu canxi
Thành phần trong chất đắng gây phản ứng canxi, cản trở quá trình cơ thể hấp thụ canxi. Ăn liên tục trong thời gian dài sẽ khiến chị em đau nhức xương khớp, nguy cơ loãng xương cao.
Phụ nữ sau sinh mắc bệnh thận, gan
Xem thêm : Đơn phương ly hôn nhưng không có giấy tờ từ chồng, phải làm sao?
Những phụ nữ mắc bệnh thận, gan nên hạn chế ăn loại quả này vì chúng dễ gây đầy hơi, khó tiêu.
Món ngon từ khổ qua cho phụ nữ sau sinh
Mẹ sau sinh ăn mướp đắng được không? Từ tháng thứ 3, sản phụ đã có thể bổ sung mướp đắng vào chế độ ăn uống của mình. Mướp đắng có thể chế biến nhiều món ăn ngon miệng, hấp dẫn và giàu dưỡng chất khác nhau:
Mướp đắng xào trứng
Nguyên liệu chuẩn bị: 2 quả mướp đắng, 3 quả trứng gà, 2 củ hành khô, 3 – 4 nhánh hành lá, dầu ăn, muối, hạt tiêu, mắm, hạt nêm. Cách làm: Mướp đắng bạn rửa sạch, sau đó bổ đôi, lấy thìa cạo bỏ phần ruột và màng trắng ở bên trong. Tiếp đến lấy dao thái mướp đắng thành những lát mỏng, ngâm vào nước đá lạnh khoảng 5 phút để tạo độ giòn, vớt ra để ráo nước.
Hành khô bỏ vỏ, thái lát. Hành lá thái nhỏ.
Đập trứng gà ra bát, sau đó cho thêm ½ thìa hạt nêm, 1 thìa mắm, 1/3 thìa tiêu, khuấy thật đều. Bắc chảo lên bếp, cho ít dầu ăn vào đun nóng rồi phi thơm hành khô, tiếp đến cho mướp đắng vào, cho thêm 1 thìa mắm, ½ thìa muối đảo đều với lửa lớn. Mướp đắng gần chín, bạn đổ trứng vào và đảo đều, nêm nếm gia vị vừa ăn, cuối cùng rắc ít tiêu và thêm hành lá đảo nhanh, tắt bếp. Món mướp đắng xào trứng đã hoàn thành.
Khổ qua nhồi thịt
Khổ qua nhồi thịt cũng là món ăn bổ dưỡng phụ nữ sau sinh có thể ăn. Cách chế biến món này cũng rất đơn giản. Nguyên liệu chuẩn bị: 3 quả khổ qua, 200g thịt xay, 50g nấm mộc nhĩ, 1 quả trứng, 1 củ hành tím, 3 tép tỏi, nước luộc thịt lợn, gia vị như đường, hạt nêm, tiêu, muối. Cách làm: Khổ qua làm sạch, bổ đôi, lấy thìa khoét bỏ phần ruột bên trong. Ngâm khổ qua với nước lạnh khoảng 10 phút để bớt đắng, rồi vớt ra để ráo. Nấm mộc nhĩ ngâm nước cho nở, rửa sạch, băm nhuyễn. Hành tím, tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn. Hành lá bỏ gốc, rửa sạch, thái nhỏ. Bạn lấy thịt lợn xay trộn đều với hành và tỏi băm, nấm mộc nhĩ, trứng, 1 thìa đường, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa tiêu trong khoảng 15 phút để thịt ngấm gia vị. Bạn lấy thìa xúc lượng nhân thịt vừa đủ rồi cho vào bên trong quả khổ qua đã cắt đôi, ấn nhẹ cho nhân thịt dính chặt. Bạn cho nồi nước luộc thịt lên bếp, thêm 1 thìa muối, khi nước sôi thì lần lượt xếp khổ qua vào, để nước ngập khổ qua, đến khi khổ qua gần chín (khoảng 30 phút) thì nêm nếm lại gia vị vừa ăn, tắt bếp. Múc ra bát, rắc ít tiêu và hành lá trang trí.
Canh khổ qua cá thác lác
Mẹ sau sinh ăn khổ qua được không? Món canh khổ qua nấu cùng cá thác lác cũng là món ăn chứa nhiều dinh dưỡng sản phụ có thể tham khảo. Nguyên liệu chuẩn bị: 200g cá thác lác, 2 quả khổ qua, 1 củ hành tím, 3 – 4 nhánh hành lá/ngò rí, dầu ăn, mắm, đường, bột ngọt, tiêu, hạt nêm, muối. Cách làm: Rửa sạch khổ qua, bỏ ruột bên trong, cắt lát vừa ăn. Hành lá, ngò rí rửa sạch, thái nhỏ. Hành tím lột vỏ rồi băm nhuyễn. Cá thác lác làm sạch, bỏ xương, đem băm nhuyễn. Sau đó ướp chả cá thác lác với ½ thìa đường, ½ thìa muối, ½ thìa tiêu xay, hành tím băm. Để hỗn hợp này khoảng 15 – 20 phút cho thấm gia vị. Tiếp đến vo tròn chả cá thác lác thành viên vừa ăn. Bạn bắc nồi lên bếp, cho ít dầu ăn vào đun nóng, sau đó cho chả cá thác lác vào chiên sơ đến khi vàng 2 mặt. Sau đó đổ vào nồi khoảng 1.5 lít nước, đun tới khi sôi thì cho khổ qua vào, nấu khoảng 10 phút thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn phù hợp khẩu vị gia đình. Cho hành lá, ngò rí vào rồi tắt bếp.
Canh gà mướp đắng
Phụ nữ sau sinh ăn mướp đắng được không? Món canh gà mướp đắng cũng là sự lựa chọn tốt để chị em có thể bồi bổ cơ thể. Nguyên liệu chuẩn bị: 2 quả mướp đắng, 3 lạng thịt gà, 1/3 củ tỏi băm, 1 củ hành tím thái lát mỏng, 1 ít gừng băm, hành lá/ngò rí, dầu ăn, mắm, muối, hạt nêm. Cách làm: Thịt gà bạn đem rửa sạch, sau đó lấy dao tách phần thịt và xương riêng. Phần thịt đem thái miếng nhỏ vừa ăn. Ướp thịt gà với tỏi băm, 1 thìa mắm, 1 thìa bột ngọt, 1 thìa hạt nêm. Giữ nguyên khoảng 15 phút để thịt ngấm đều gia vị. Khổ qua rửa sạch, bổ đôi, bỏ phần ruột bên trong. Thái thành khoanh nhỏ vừa ăn. Hành lá, ngò rí rửa sạch và thái nhỏ. Bạn bắc nồi lên bếp, cho ít dầu ăn đun nóng rồi phi thơm hành tím. Tiếp đến cho phần xương gà vào xào cùng 5 phút cùng với 1/3 thìa mắm. Cho 2 lít nước lọc vào nồi xương gà, đun tới khi sôi thì hạ nhỏ lừa và hầm trong khoảng 45 – 60 phút rồi vớt xương ra. Cho phần thịt gà vào nồi, nấu 5 phút để thịt chín, sau đó cho khổ qua vào nấu thêm 3 – 4 phút nữa. Cuối cùng cho hành lá, ngò rí vào, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Thực phẩm chức năng Aspa Lady giúp tăng cường nội tiết tố cho phụ nữ sau sinh
Nội tiết tố suy giảm là vấn đề 99% phụ nữ sau sinh phải đối mặt. Nó gây ra hàng loạt các triệu chứng như khô hạn âm đạo, giảm ham muốn tính dục, da khô, da sạm nám, kinh nguyệt rối loạn, mất ngủ, tâm trạng lo âu, trầm cảm, thừa cân, rụng tóc… Nếu để tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài sẽ không chỉ ảnh hưởng đến nhan sắc mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe cũng như hạnh phúc gia đình. Để cải thiện, khắc phục những vấn đề trên, viên uống nội tiết Aspa Lady sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Đây là viên uống nội tiết số 1 thị trường hiện nay, giúp tăng nội tiết tố nhanh chóng, giúp chị em thăng hạng nhan sắc và tăng cường chức năng sinh lý, đạt được khoái cảm tình dục, nhờ vậy cuộc sống hôn nhân viên mãn và hạnh phúc.
Ưu điểm của viên nội tiết Aspa Lady bao gồm:
- Chiết xuất từ các dược liệu quý: thiên môn chùm, sâm tố nữ, sâm Maca, đông trùng hạ thảo, đương quy, bạch thược, nhung hươu.
- Sản xuất tại nhà máy Bigfa lớn nhất miền Bắc, đạt tiêu chuẩn GMP có thể xuất khẩu sang thị trường châu u.
- Được cấp phép đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, lưu hành rộng rãi trên thị trường.
- Viên nang dễ uống, lành tính, không gây tác dụng phụ.
- Hiệu quả tăng cường nội tiết tố cho phụ nữ nhanh chóng, nhất là phụ nữ sau sinh và phụ nữ giai đoạn mãn kinh.
- Giá thành sản phẩm hợp lý
- Với những ưu điểm trên, không quá lạ khi sản phẩm đang được đón nhận tại nhiều thị trường khó tính như Singapore, Thái Lan, Malaysia…
Lưu ý: Sản phẩm dùng cho phụ nữ đã cai sữa cho con. Thời gian cho con bú chị em chưa nên bổ sung viên uống nội tiết Aspa Lady.
Xem thêm:
- Phụ nữ sau sinh ăn cải thìa được không? Có mất sữa, tiểu són không?
- Phụ nữ sau sinh ăn cá thu được không? Ăn có mất sữa không?
- Phụ nữ sau sinh ăn cá nục được không? Có mất sữa không?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp