Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, trứng vịt lộn có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Thuộc top đầu khi so với bất cứ thực phẩm nào. Vậy liệu sau sinh có ăn được trứng vịt lộn không? Hãy tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Trứng vịt lộn bổ dưỡng như thế nào?
Trứng vịt lộn hay hột vịt lộn là một món ăn dân dã vô cùng phổ biến ở nước ra. Đây cũng là món ăn được nhiều người thuộc nhiều lứa tuổi yêu thích. Trứng vịt lộn không chỉ thân thuộc, dễ chế biến mà còn chứa hàm lượng dưỡng chất cao và rất tốt cho sức khỏe. Đây là trứng vịt đã được ấp khoảng từ 9 đến 11 ngày tuổi, có phôi thai đã phát triển thành hình. Hàm lượng dinh dưỡng trong một quả trứng vịt lộn có thể chứa: 182 kcal năng lượng, 82mg canxi, 3mg sắt, 212mg phốt pho, 600mg cholesterol, 12.4g lipid… cùng nhiều loại vitamin khác thiết yếu với cơ thể như: vitamin A, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin PP…
Bạn đang xem: Phụ nữ sau sinh có ăn được trứng vịt lộn không? Những lưu ý cho phụ nữ sau sinh khi ăn trứng vịt lộn
Các món ăn được chế biến từ trứng vịt lộn rất phong phú. Nhưng phổ biến nhất là trứng vịt lộn luộc ăn kèm với rau răm, gừng tươi thái chỉ và muối tiêu. Đây là món ăn cơ tác dụng bồi bổ sức khỏe, chống suy nhược cơ thể, giảm đau đầu chóng mặt, cải thiện yếu sinh lý, hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu…
Sau sinh có ăn được trứng vịt lộn không?
Dù là một món ăn rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải mẹ bỉm nào sau sinh cũng ăn được trứng vịt lộn. Việc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là hình thức sinh con của mẹ bỉm.
Trường hợp sinh thường
Xem thêm : Gà cúng Giao thừa nên đặt vị trí thế nào cho đúng?
Sinh thường hay sinh tự nhiên là hình thức em bé được sinh ra thông qua cổ tử cung của người mẹ. Có thể dùng các loại thuốc, phương pháp đặc thù để hỗ trợ nhưng nhất quyết là không sử dụng các dụng cụ hay phẫu thuật để giúp sinh. Có nhiều giai đoạn của sinh thường, bắt đầu từ đau bụng, ra huyết hồng, vỡ ối… cho đến khi bé được sinh ra. Nhìn chung sinh thường là phương pháp tự nhiên, có nhiều lợi ích về sức khỏe của cả mẹ và bé sau khi sinh.
Phụ nữ sau khi sinh thường có thể ăn trứng vịt lộn. Tuy nhiên, điều này không nên bắt đầu cho đến 1 tháng sau khi em bé chào đời. Vì giai đoạn này hệ tiêu hóa của bà bỉm chưa được khỏe mạnh như bình thường. Ngoài ra, hàm lượng dinh dưỡng trong trứng vịt lộn rất cao, phụ nữ sau sinh khó tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn dẫn đến khó tiêu, đầy bụng.
Trường hợp sinh mổ
Phụ nữ sau khi sinh mổ không nên ăn trứng vịt lộn trong vòng 3 tháng đầu. Do hàm lượng dinh dưỡng trong trứng vịt lộn cao nên có thể tăng nhanh hàm lượng protein trong cơ thể. Điều này làm cho phần thịt dưới vết sẹo phẫu thuật lồi lên. Điều này dẫn đến sẹo lồi, mất tính đàn hồi của các mô cơ. Những mẹ sinh mổ dễ bị sẹo lồi thì không nên ăn món này trong thời gian dài.
Ngoài ra, nếu mẹ bỉm bị thừa cân, béo phì hoặc mắc các bệnh nền như suy gan thận, gút… thì để tốt cho sức khỏe, nên tránh ăn trứng vịt lộn.
Ăn trứng vịt lộn sau khi sinh có lợi gì?
Xem thêm : Bà bầu có nên ăn kim chi không?
Ăn trứng vịt lộn đúng khoa học, đúng thời gian khuyến cáo sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe phụ nữ sau sinh. Cụ thể như sau:
- Cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú: Gần 200 kcal và nhiều vitamin, dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Trứng vịt lộn chắc chắn là nguồn bổ sung năng lượng dồi dào mà mẹ sau sinh dễ dung nạp. Hãy bổ sung 1 lần/tuần và mẹ bỉm sẽ không cần lo lắng về vấn đề thiếu hụt dinh dưỡng sau khi sinh.
- Hạn chế thiếu máu sau sinh: Trứng vịt lộn được đánh giá cao trong việc giảm thiểu tình trạng thiếu máu sau sinh ở phụ nữ. Đây là nguồn thực phẩm rất giàu chất sắt giúp kích thích sản sinh hồng cầu nuôi dưỡng cơ thể.
- Cải thiện sức khỏe của mắt: Trứng vịt lộn rất giàu vitamin A, nên sau khi mẹ bỉm bổ sung, thị lực của phụ nữ sau sinh sẽ được cải thiện từng ngày.
Lưu ý khi ăn trứng vịt lộn đối với phụ nữ sau sinh
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe phụ nữ sau sinh. Nhưng các mẹ bỉm cũng không nên ăn quá nhiều vì có thể gây ra những ảnh hưởng xấu không đáng có cho sức khỏe. Để giải đáp kỹ hơn về thắc mắc: “Sau sinh có ăn được trứng vịt lộn không”, các mẹ bỉm không thể bỏ qua những lưu ý dưới đây khi ăn trứng vịt lộn nhé:
- Không nên ăn quá nhiều: Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi tuần mẹ bỉm chỉ được ăn tối đa 2 quả trứng vịt lộn và phải chia làm 2 bữa cách nhau ít nhất 1 ngày. Bằng cách này, hệ tiêu hóa sẽ có đủ thời gian cần thiết để hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng trong trứng vịt lộn, đồng thời không gây ra tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa, khó tiêu, đầy bụng ở phụ nữ sau sinh.
- Nên ăn với gừng và rau răm: Vì là thực phẩm có tính lạnh nên việc ăn kèm với rau răm và gừng đối với phụ nữ có hệ tiêu hóa yếu sau khi sinh con nên ăn kèm với rau răm và gừng. Sự kết hợp giữa gừng, rau răm và trứng vịt lộn không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn rất ngon miệng.
- Không ăn vào buổi tối: Ăn trứng vịt lộn vào buổi tối sẽ khiến cơ thể mẹ bỉm khó hấp thụ, chướng bụng và gây khó tiêu. Vì vậy, mẹ bỉm cần chú ý đến thời điểm ăn uống để cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng. Nên ăn vào bữa sáng hoặc bữa trưa để đạt được hiệu quả tiêu hóa tốt nhất.
- Mẹ bỉm mắc các bệnh lý tim mạch, mẹ bỉm có triệu chứng cao huyết áp khi mang thai: Nhóm đối tượng này không nên ăn, bởi trứng vịt lộn chứa hàm lượng cholesterol khá cao, chiếm tới 600mg. Vì vậy, những mẹ có tiền sử cao huyết áp, tim mạch không nên ăn trứng vịt lộn. Nếu không, các mẹ bỉm có thể gặp các vấn đề nguy hiểm về sức khỏe như: Nhồi máu cơ tim, nghẽn động mạch…
Với những thông tin mà Nhà Thuốc Long Châu chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: “Sau sinh có ăn được trứng vịt lộn không?”. Dù là món ăn vô cùng dinh dưỡng nhưng không nên lạm dụng nếu không sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp