Tắm sau sinh mang lại một loạt các lợi ích cho mẹ như giúp mẹ cảm thấy cơ thể được làm sạch hoàn toàn, mang lại sự tươi mát và hồi sinh năng lượng, sẵn sàng để chăm sóc trẻ.
Thời điểm thích hợp cho mẹ tắm sau sinh
Sản phụ sau sinh nếu khỏe mạnh thì hoàn toàn có thể tắm rửa và vệ sinh hằng ngày một cách hợp lý. Cơ thể phụ nữ sau khi vượt cạn sẽ có rất nhiều mồ hôi, vi khuẩn gây bệnh. Do đó, việc kiêng tắm rửa sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh.
Bạn đang xem: [Có thể bạn chưa biết] Cách tắm sau sinh thế nào là đúng?
Đối với phụ nữ sinh thường
Thời gian lý tưởng nhất để tắm của phụ nữ sau sinh là từ 3-4 ngày.
Không kiêng cữ quá lâu, sau khoảng 1-2 ngày là bạn có thể tắm gội nhẹ nhàng và nhanh chóng dưới vòi sen bằng nước ấm. Sau khi sinh con qua ngả âm đạo, âm đạo và đáy chậu của bạn có thể sẽ bị đau, đứng dưới vòi sen là một cách lý tưởng để giảm bớt đau nhức. Thời gian lý tưởng nhất để tắm của phụ nữ sau sinh là từ 3-4 ngày.
Đối với phụ nữ sinh mổ
Đối với trường hợp sinh mổ, sản phụ có thể tắm, gội đầu bình thường sau 5 – 7 ngày và cần chú ý không để nước lọt vào vết mổ gây viêm nhiễm.
Tùy theo tình trạng vết mổ, bạn có thể tắm khi thấy khỏe, tuy vậy, vẫn phải giữ sạch cơ thể bằng việc lau khô người và thay quần áo mỗi ngày. Ngay khi có thể vận động lại được và vết mổ khô bề mặt, việc tắm là cần thiết. Việc gội đầu không ảnh hưởng đến vết thương nên có thể diễn ra bình thường. Trong hầu hết các trường hợp, vết mổ thường mất khoảng ba tuần để lành.
Bạn có thể tắm dưới vòi sen nhẹ nhàng và nhanh chóng với xà phòng và nước ấm. Đừng chà vào vết mổ. Sau khi tắm, vết mổ phải được thấm khô bằng khăn sạch.
Cách tắm sau sinh thế nào là đúng?
Lựa chọn nhiệt độ tắm thích hợp
Nhiệt độ nước tắm cũng rất quan trọng với cơ thể mẹ sau sinh. Nếu là nước ấm phải là nước khoảng 40 độ, nhiệt độ phòng duy trì khoảng 22 độ C, đồng thời phải đóng cửa và tránh gió khi tắm.
Tắm sau sinh theo giai đoạn bình phục của mẹ
1 ngày sau sinh
Sản phụ không nên trực tiếp tắm nước mà chỉ nên lau người, vệ sinh vùng kín bằng nước ấm. Tùy vào thời tiết và nhiệt độ ngoài trời mà mẹ có thể điều chỉnh số lần lau người, mùa đông thì 1-2 lần, mùa hè thì có thể nhiều hơn miễn sau cơ thể mẹ thấy thoải mái. Các mẹ có thể tự lau hoặc nhờ người nhà giúp đỡ.
Xem thêm : Nóng ruột và điềm báo tương lai
1 tuần sau sinh
Khoảng thời gian sau sinh 1 tuần, nếu sức khỏe của mẹ tốt hơn và sản dịch ra ít hơn thì việc tắm rửa có thể diễn ra bình thường. Mẹ nên lưu ý thời gian tắm không được quá lâu, từ 5 – 10 phút. dùng vòi hoa sen hoặc dùng gáo múc nước, dội từ trên xuống dưới và tuyệt đối không tắm trong bồn tắm hay trong chậu.
Phòng tắm phải kín gió và nên tắm bằng nước ấm dù ngoài trời nóng hay lạnh. Sau khi mẹ tắm xong, lau khô người thật nhanh và mặc quần áo kín cổ, tay chân. Với các sản phụ đẻ mổ hay cắt tầng sinh môn cần thận trọng với vết thương để tránh bung tuột mối chỉ.
Đối với mẹ ở cữ thì thứ tự rửa mặt – tắm – gội là tốt nhất vì khi tắm lỗ chân lông trên mặt mở rộng nhất, rửa mặt trước sẽ giúp tránh mẹ được vi khuẩn có hại cho da mặt. Nên tắm trước, gội đầu sau vì nếu gội đầu trước sẽ khiến cho các mạch máu trên đầu khó lưu thông chênh lệch nhiệt độ có thể dẫn tới hiện tượng choáng váng. Vì thế sau các thứ tự, gội đầu luôn là khâu cuối cùng.
Cũng từ 3-4 ngày sau sinh, sản phụ có thể gội đầu nhưng nên gội nhanh và lau đầu cho nhanh khô, tốt nhất là dùng máy sấy để sấy khô tóc. Không tắm gội cùng lúc, mà nên tắm tầm 9-10 giờ sáng rồi gội đầu vào buổi trưa hoặc xế trưa để tránh phải tiếp xúc lâu với nước, tránh bị chóng mặt và có thể té ngã do phải vận động nhiều và cúi đầu lâu.
Ưu tiên vệ sinh vùng kín khi mẹ tắm sau sinh
Vệ sinh vùng âm hộ ít nhất là 3 lần/ngày vào sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ. Nếu sản dịch tiếp tục ra nhiều, mẹ hãy chú ý vệ sinh nhiều lần hơn. Các loại băng, giấy vệ sinh, khăn, nước rửa cũng phải sạch sẽ, tốt nhất nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm. Mẹ vẫn có thể dùng dung dịch vệ sinh sát khuẩn pha loãng để rửa. Sau khi rửa xong thì dùng khăn thấm cho khô.
Không cần thiết phải dùng dung dịch sát khuẩn nhưng nước để mẹ vệ sinh vùng kín phải là nước sạch. Tuyệt đối không sử dụng nước muối loãng để vệ sinh vùng kín, vì tinh thể muối sẽ hút nước khiến cho vùng sinh dục ngoài của mẹ luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và phát triển.
Những lưu ý khi tắm sau sinh
Sản dịch có thể kéo dài đến 6 tuần. Bạn có thể dùng băng vệ sinh để thấm hút.
Nếu mẹ không bị rạch tầng sinh môn khi sinh hoặc không có vết thương, vết mổ thì có thể bắt đầu tắm gội sau khi sức khỏe hồi phục.
Nếu vết thương ở âm hộ lớn hoặc vết mổ chưa lành thì mẹ không nên vội tắm vì có thể gây viêm nhiễm, đau rát thay vào đó, mẹ nên sử dụng khăn mềm để lau.
Khi tắm lần đầu tiên sau khi sinh, mẹ cần cẩn thận nhất có thể để tránh khỏi bất kỳ tổn thương cũng như bất kỳ nhiễm trùng nào. Nước sử dụng để tắm phải là nước sạch và không nên quá nóng. Nhiệt độ nước chênh lệch quá lớn so với nhiệt độ cơ thể có thể khiến sản phụ bị chóng mặt. Phòng tắm kín gió và được làm sạch bằng chất khử trùng.
Nếu có thể, đừng tự tắm một mình, sản phụ nên nhờ mẹ hoặc chồng giúp đỡ trong những lần tắm đầu tiên sau sinh vì lúc này cơ thể còn khá yếu ớt. Nên tắm nhanh nhất có thể để tránh bị nhiễm lạnh. Sau khi gội đầu xong, bà mẹ cần nhanh chóng sấy khô tóc.
Những lần tắm đầu tiên sau khi sinh có thể dẫn đến xuất huyết âm đạo, điều này là bình thường và bà mẹ không cần quá lo lắng. Đặc biệt, không đợi đến lúc tắm, sản phụ cần vệ sinh vùng kín 4 lần mỗi ngày vào các buổi sáng, chiều, tối và trước khi đi ngủ bằng nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn có độ pH phù hợp.
Không nên sử dụng bất kỳ loại sữa tắm hay dầu thơm có mùi hương quá mạnh. Vì chúng có thể phản ứng với da hoặc vết thương của mẹ theo một cách có hại cho quá trình hồi phục.
Xem thêm : Tháng 4 cung gì? Đặc điểm về tính cách, tình yêu và sự nghiệp chi tiết
Sau khi tắm xong, lau khô hoàn toàn và vệ sinh xung quanh vết thương theo chỉ dẫn của bác sĩ, đảm bảo không để vết thương ẩm ướt.
Luôn cẩn thận và sử dụng giày dép không trơn trượt khi vào phòng tắm. Sử dụng ghế đẩu hoặc ghế nhựa để ngồi và dùng vòi hoa sen tắm nhẹ nhàng.
Phòng tắm cho mẹ sau sinh cần chú ý kín gió, đủ ấm. Vào mùa hè, nhiệt độ phòng tắm chỉ cần duy trì ở nhiệt độ bình thường là được. Khi trời lạnh, mẹ cần chú ý giữ phòng kín gió và tắm bằng nước ấm.
Nhiệt độ nước dùng để tắm và lau người thích hợp nhất rơi vào khoảng 35-40 độ, mùa hè cũng không được sử dụng nước lạnh để tắm, tránh khí lạnh vào người, khó đào thải sản dịch, dễ bị đau bụng, kinh nguyệt không đều, toàn thân đau nhức.
Tốt nhất mẹ chỉ nên tắm vòi hoa sen hoặc lau người bằng khăn, tránh sử dụng bồn tắm vì dễ bị vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm.
Mỗi lần tắm không được quá lâu, chỉ khoảng 5-10 phút. Sau khi tắm nhanh chóng lau khô cơ thể, sấy khô tóc và mặc quần áo xong hãy ra khỏi phòng tắm, tránh cơ thể bị lạnh hoặc trúng gió.
Mẹ có thể sử dụng các loại lá xông tắm, xông hơi vùng kín sau sinh để diệt khuẩn, giúp vết thương hồi phục nhanh.
Lúc tắm không nên kỳ cọ quá mạnh vì có thể làm hỏng lớp màng bảo vệ da. Kỳ cọ nhẹ nhàng vừa làm sạch được bụi bẩn trên da đồng thời cũng giúp mát-xa cho da được thông thoáng và toàn thân dễ chịu hơn.
Khi tắm xong sản phụ cần nhanh chóng lau khô người, mặc quần áo, lau khô tóc và dùng máy sấy sấy khô tóc để tránh bị cảm lạnh.
Không tự ý bôi bất kì loại kem nào lên vết mổ của bạn cho đến khi nó lành. Nếu bạn bị đau và sưng quanh vùng vết mổ, hãy đến thăm khám ngay vì có khả năng vết mổ của bạn đã bị nhiễm trùng. Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm sốt, sưng, đỏ, chảy mủ và bung chỉ.
Việc tắm rửa, gội đầu cũng là cách thư giãn tại nhà, giúp sản phụ sau sinh cảm thấy thoải mái tinh thần sau một quá trình vượt cạn đau đớn, vất vả. Yếu tố này cũng đóng một vai trò quan trọng liên quan đến quá trình tiết sữa nuôi con đồng thời hạn chế hội chứng trầm cảm sau sinh.
Liên hệ hotline 0919 645 271 hoặc điền vào form dưới đây để đăng ký thai sản và sinh con trọn gói cùng các bác sĩ Sản Phụ khoa giàu kinh nghiệm:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp