1. Lục quân là gì?
Hiện trong các văn bản quy định về lực lượng vũ trang nhân dân không có đề cập đến lục quân là gì nhưng theo khoản 1 Điều 25 Luật Quốc phòng năm 2018, quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân.
Hiện nay, quân đội Việt Nam bao gồm hai bộ phận là lực lượng thường trực gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và lực lượng dự bị động viên.
Bạn đang xem: Lục quân là gì? Lục quân có mấy binh chủng?
Trong đó, lục quân là một trong bảy lực lượng của quân đội nhân dân Việt Nam. Quân đội nhân dân Việt Nam gồm có:
- Ba quân chủng gồm Lục quân, Hải quân và Phòng không – Không quân.
- Hai Bộ Tư lệnh tương đương với quân chủng gồm: Bộ đội biên phòng và bảo vệ bờ biển.
- Hai Bộ Tư lệnh độc lập tương đương quân đoàn gồm Không gian mạng và bảo vệ Lăng.
Đặc biệt, theo Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có giới thiệu về lực lượng lục quân như sau:
Lục quân được bảo đảm vũ khí, trang bị theo hướng hiện đại, có khả năng cơ động cao, có sức đột kích và hỏa lực mạnh, có khả năng tác chiến trong các điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu, phù hợp với nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất và trang bị cho lục quân một số loại vũ khí bộ binh khá hiện đại.
2. Lục quân gồm những binh chủng nào?
Xem thêm : Nêu thành tựu văn hoá của Ai Cập cổ đại. mai e thi gòi cứu e zới – Olm
Cũng tại Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, lục quân bao gồm các bộ phận sau đây:
- Bảy quân khu: Quân khu 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9 và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Quân khu được tổ chức trên các hướng chiến lược và tổ chức theo địa bàn gồm các sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn và các đơn vị trực thuộc.
- Sáu binh chủng gồm đặc công, pháo binh, tăng – thiết giáp, công binh, thông tin liên lạc và hóa học. Các binh chủng nà có nhiệm vụ tam gia tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng và đảm bảo kỹ thuật, huấn luyện, đào tạo theo chuyên ngành cho toàn quân.
Trong đó:
– Các quân khu, quân đoàn, binh chủng thì có cơ cấu tổ chức gồm Tư lệnh, Chính ủy, các Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy và các cơ quan chức năng khác đảm nhiệm các mặt công tác tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật và đơn vị trực thuộc.
– Các binh chủng thì gồm có các đơn vị chiến đấu trực thuộc, các trường sĩ quan và trường chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành gồm:
- Các trường trực thuộc Bộ Quốc phòng: Học viện Quốc phòng/Chính trị/Lục quân/Kỹ thuật quân sự/Hậu cần/Quân y, trường Sĩ quan Lục quân 1 và trường Sĩ quan Lục quân 2, trường Sĩ quan Chính trị…
- Các trường thuộc Tổng Cục, quân chủng, binh chủng: Học viên Khoa học quân sự/Hải quân/Phòng không – Không quân/Biên phòng, Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật quân đội; Trường Sĩ quan Không quân/Tăng – Thiết giáp/Thông tin/Công binh…
3. Trường Sĩ quan Lục quân tuyển sinh ngành nào?
Trường Sĩ quan Lục quân 1 hay trường Đại học Trần Quốc Tuấn có địa chỉ tại Xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội và trường Sĩ quan Lục quân 2 hay trường đại học Nguyễn Huệ có địa chỉ tại Xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Xem thêm : Tại sao mùng 5 không được ra đường? Những điều kiêng kỵ vào mùng 5 tết
Hai trường Sĩ quan Lục quân này có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan chỉ huy lục quân chiến thuật cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn bậc đại học, cao học và nghiên cứu sinh quân đội; đại học, cao đẳng ngành quân sự cơ sở và giảng viên quân sự, giáo viên giáo dục quốc phòng, an ninh.
Năm 2023, chỉ tiêu tuyển sinh ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân của trường Sĩ quan Lục quân 1 là 494 chỉ tiêu đào tạo đại học, mã ngành 7860201 với tổ hợp xét tuyển là A00 (Toán, Lý, Hóa) và A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh). Trường này chỉ tuyển thí sinh nam từ tỉnh Quảng Bình trở ra.
Với trường Sĩ quan Lục quân 2 thì chỉ tiêu năm 2023 là 441 cho ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân, chỉ tuyển thí sinh nam từ Quảng Trị trở vào.
Chắc hẳn sau bài viết, độc giả cũng đã phần nào hiểu hơn về lục quân là gì cũng như quân đội nhân dân Việt Nam. Nếu vẫn còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ LuatVietnam tại tổng đài 19006192 .
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp