Lịch sử nhà nước và pháp luật – So sánh chế độ hôn nhân gia đình trong bộ quốc triều hình luật và hoàng việt luật lệ

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Câu hỏi 04:

SO SÁNH CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH TRONG BỘ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT VÀ HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ

Nhóm 4 – Lớp 4613

HÀ NỘI, 2021

MỤC LỤC

PHẦN THÔNG TIN………………………………………………………………………………..

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………………….

NỘI DUNG……………………………………………………………………………………………

I. Khái quát………………………………………………………………………………………….

1. Bộ luật “Quốc triều hình luật”……………………………………………………….

  • PHẦN THÔNG TIN………………………………………………………………………………..
  • MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………………….
  • NỘI DUNG……………………………………………………………………………………………
  • I. Khái quát………………………………………………………………………………………….
    • 1. Bộ luật “Quốc triều hình luật”……………………………………………………….
    • 2. Bộ luật “Hoàng Việt luật lệ”…………………………………………………………..
  • “Quốc triều hình luật” và “Hoàng Việt luật lệ”…………………………………………… II. So sánh điểm giống và khác nhau trong chế độ hôn nhân và gia đình giữa
    • 1. Điểm giống nhau…………………………………………………………………………..
    • 2. Điểm khác nhau……………………………………………………………………………
        1. Trong hôn nhân………………………………………………………………………………..
        1. Trong gia đình………………………………………………………………………………..
  • PHẦN KẾT LUẬN………………………………………………………………………………..
  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….

này hiện nay không còn. Bản “Quốc triều hình luật” được giữ lại cho đến

ngày nay đã được các vua thời Lê mạt bổ sung ít nhiều, ban hành năm

1777 (Cảnh Hưng thứ 38). “Quốc triều hình luật” là một bộ luật có tính

chất tổng hợp, phạm vi điều chỉnh rất rộng và được xây dựng dưới dạng

hình sự, áp dụng chế tài hình luật.

2. Bộ luật “Hoàng Việt luật lệ”…………………………………………………………..

Bộ Hoàng Việt luật lệ: Được soạn thảo theo quy trình chặt chẽ dưới sự

kiểm soát của Hoàng đế. Theo Đại Nam thực lục, năm 1811 Gia Long

lệnh cho triều thần biên soạn bộ luật. Nguyễn Văn Thành được đặc cử

làm Tổng tài cùng với Vũ Trinh và Trần Hựu chịu trách nhiệm trước nhà

vua về xây dựng bộ luật. Năm 1812, Gia Long viết lời Tựa mở đầu bộ

luật, trong đó khái lược về tư tưởng và thành tựu lập pháp, chỉ rõ yêu cầu

cấp thiết của việc ban hành bộ luật đồng thời khẳng định ý nghĩa của pháp

luật trong thực tiễn. Bộ luật được soạn xong và lần đầu tiên được khắc in

tại Trung Quốc. Năm 1815, bộ luật được in thành sách ban hành trên

phạm vi toàn quốc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một bộ luật thống

nhất từ Đàng Trong đến Đàng Ngoài được ban hành.

II. So sánh điểm giống và khác nhau trong chế độ hôn

nhân và gia đình giữa “Quốc triều hình luật” và “Hoàng Việt luật lệ”

1. Điểm giống nhau…………………………………………………………………………..

Cả hai bộ luật đều có sự tiến bộ so với những bộ luật trước song cũng

có những hạn chế trong điều luật về chế định hôn nhân – gia đình. Trước

hết thể hiện ở việc cấm hành vi kết hôn cùng huyết thống (Quốc triều

hình luật – điều 319; Hoàng Việt luật lệ – điều 100 – 102). Tiếp đến là quy

định về hành vi lợi dụng chức quyền để ức hiếp và ép buộc trong hôn

nhân. Những hành vi đó trong cả hai bộ luật đều bị xử phạt theo hình

thức khác nhau: Quốc triều hình luật thì xử phạt, biếm hay đồ… (điều

338); trong Hoàng Việt luật lệ có thể bị xử treo cổ (điều 105). Điểm giống

nhau thứ ba chính là cấm phụ nữ phạm tội chạy trốn, cụ thể trong Quốc

triều hình luật (điều 339); Hoàng Việt luật lệ (điều 104). Trong bộ Quốc

triều hình luật – điều 316, 323 và Hoàng Việt luật lệ – điều 103, 183 đều

cấm sự lạm dụng quyền thế của các quan để kết hôn với những mức

xử phạt khác nhau tuỳ vào mức độ vi phạm. Ở cả hai bộ luật này còn cấm

kết hôn khi ông, bà, cha, mẹ đang bị giam cầm, tù tội. Điểm giống tiếp

theo của hai bộ luật này chính là cấm kết hôn khi gia đình có tang. Điều

2 trong “Quốc triều hình luật”: bất hiếu là… có tang cha mẹ mà lấy vợ,

lầy chồng. Hay điều 317: người nào đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng

mà lại lấy chồng hoặc cưới vợ thì bị xử tội đồ, người khác biết mà vẫn kết

hôn thì xử biếm ba tư và đôi vợ chồng mới cưới phải chia lìa. Còn trong

Hoàng Việt luật lệ, nếu kết hôn khi có tang cha mẹ hoặc tang chồng, chủ

hôn bị phạt 100 trượng (tang 27 tháng); nếu tang ông bà, chú, bác, anh em

mà cưới gả phạt 80 trượng (tang 12 tháng), không phải li dị.

Ngoài những quy định về chế độ hôn nhân như trên, Quốc triều hình

luật và Hoàng Việt luật lệ còn có một số điểm giống nhau trong quy định

về nghĩa vụ của con cháu. Trong hai bộ luật này đều quy định rõ con

cháu không được trái lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ, có nghĩa vụ phụng

dưỡng, tôn kính bề trên, không được kiện cáo, có nghĩa vụ che dấu tội

cho ông bà cha mẹ. (Quốc triều hình luật – điều 506, 551; Hoàng Việt luật

lệ – điều 31, 35, 37, 274).

Từ những điểm tương đồng trong chế độ hôn nhân – gia đình của hai

bộ luật trên ta có thể thấy ưu điểm là có những quy định mang tính nhân

văn và còn lưu truyền đến ngày nay như con cháu phải hiếu thảo với ông

bà, bố mẹ, thờ cúng tổ tiên,… Song vẫn còn nhiều hạn chế như chưa phân

biệt rõ ràng thành những ngành luật cụ thể, tât cả các vi phạm trong xã

hội đều bị xem là tội phạm.

(điều 323).

  • Trong thời gian để tang cha, mẹ hoặc tang chồng thì cấm không được kết hôn (điều 317), nhằm giữ đạo hiếu của con cái với cha mẹ, chữ “ tiết” của vợ với chồng. Cấm kết hôn khi ông bà cha mẹ đang bị giam cầm tù tội (điều 318), đề cao chữ hiếu của con cái với ông bà cha mẹ.

kết hôn (điều 106), tăng đạo cưới thê thiếp phạt 80 trượng, buộc phải hồi tục, chủ hôn nhà gái đồng tội, bắt li dị. Cấm lừa dối trong hôn nhân (điều 94, 95). Cấm mệnh phụ phu nhân cải giá (điều 98), nếu mệnh phụ phu nhân mà chồng chết, tuy mãn tang mà tái giá phạt 80 trượng, truy thu bằng sắc vua khen trước đây, phải bắt li dị.

  • Vi phạm nhưng hôn nhân được chấp nhận sau khi chịu chế tài (điều 94, 95). Kết hôn khi có tang cha, mẹ hoặc tang chồng thì chủ hôn 100 trượng, nếu tang ông bà, chú bác, anh em mà cưới gả thì phạt 80 trượng không phải li dị. Kết hôn khi ông bà cha mẹ đang bị giam cầm tù tội, cháu con tự ý phạt 80 trượng, nếu cưới gả làm thiếp phạt 60 trượng, nếu ông bà cha mẹ cho phép thì không được tiệc tùng kéo dài nếu trái xử 80 trượng.

Hình thức, thủ tục:

+ Đính hôn:

Các quy định trong bộ luật cho thấy cuộc hôn nhân chỉ có giá trị pháp lí từ sau lễ đính hôn (Điều 315). Tuy nhiên, nếu trong thời gian từ lễ đính hôn tới lễ thành hôn mà một trong hai bên bị ác tật hay phạm tội thì bên kia có quyền từ hôn.

Quy định sau lễ đính hôn phải có “hôn thư” hoặc đã trao nhận Lễ nạp chưng thì hôn nhân mới có giá trị pháp luật, hứa gả có văn bản mà đổi ý phạt chủ hôn 50 roi, nhà gái đã nhận đồ sính lễ mà thay đổi cũng xử như vậy (điều 94).

+ Lễ cưới: Cuộc hôn nhân có giá trị thực tế sau lễ thành hôn, bô luật không quy định thủ tục thành hôn.

Không quy định nghi thức lễ cưới mà cho phép căn cứ vào lễ nghi truyền thống, quy định thời hạn tối đa giữa lễ đính hôn và lễ cưới là 5 năm,…

b) Chấm dứt hôn nhân

Quốc triều hình luật Hoàng Việt luật lệ

Các trường hợp

Hôn nhân chấm dứt khi xảy ra một trong 2 trường hợp:do một bên vợ hoặc chồng chết trước, do ly hôn.

Ghi nhận 3 nguyên cớ chấm dứt hôn nhân: Do vi phạm những điều luật cấm kết hôn hoặc kết hôn bị lừa dối, nhầm lẫn; do một người bị chết và do li hôn.

Thủ tục li hôn

Hai bên vợ chồng tự viết giấy ly hôn; hai bên cùng kí; viết chữ giáp lai; mỗi người giữ một bản; chia tay.

Việc li hôn đều phải trình lên quan ti, không được tự tiện, hai bên có thể làm “tự ước” hoặc “văn thư” làm bằng.

Hậu quả sau khi li hôn

Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng hoàn toàn chấm dứt, hai bên đều có quyền kết hôn với người khác mà không bị pháp luật ngăn cấmấn đề phân chia tài sản và con cái sau li hôn không được quy định trong bộ luật.

Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng hoàn toàn chấm dứt, người vợ trở về gia đình cha mẹ đẻ, vợ hoặc chồng có thể tái hôn, con cái chủ yếu sống với cha, luật không quy định con cái sống với mẹ. Trường hợp vợ có lỗi thì mất mọi quyền về nhân thân, tài sản, sau li hôn nếu phạm tới cha mẹ, họ hàng,

quy định trừng phạt người chồng đánh vợ bị thương. Quan hệ tài sản:

Về phần chế định hôn nhân không có một điều khoản cụ thể nào quy định về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng nhưng qua các điều luật (điều 374,375,376) ta có thể thấy Bộ luật thừa nhận 3 loại tài sản ruộng đất của vợ chồng cùng song song tồn tại:

  • Tài sản ruộng đất của vợ,
  • Tài sản ruộng đất của chồng
  • Tài sản ruộng đất của vợ chồng cùng tạo nên trong thời kỳ hôn nhân.

Không quy định về tài sản riêng của vợ, người vợ phụ thuộc vào chồng và gia đình nhà chồng. Tuy nhiên, trường hợp người chồng chết, nếu vợ là quan chức thì được hưởng một phần lương bổng của chồng.

b) Quan hệ giữa cha mẹ – con cái

Quốc triều hình luật Hoàng Việt luật lệ

Quan hệ nuôi con nuôi

Về hình thức, việc nhận con nuôi phải làm văn tự giữa cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ. Việc nuôi con có hai loại là là nuôi con nuôi thông thường và nuôi con nuôi để nối dõi tông đường. Con nuôi phải có nghĩa vụ với cha mẹ nuôi như cha mẹ đẻ, nhưng trong một số trường hợp nếu con nuôi vi phạm nghĩa vụ với cha mẹ nuôi thì bị xử phạt nhẹ hơn con đẻ (điều 506),

Con nuôi gồm con lập tự, con nghĩa tử và con nhặt được. Con lập tự phải là con trai trong nội tộc theo “chiêu mục tương đương”, có quyền và nghĩa vụ với cha mẹ nuôi như con đẻ, có quyền thừa kế tài sản và có nghĩa vụ thờ cúng tổ tiên của cha mẹ nuôi. Con nghĩa tử có quyền sống tại nhà cha mẹ nuôi, có thể được chia gia sản nhưng không được đưa về bản tông,

“con nuôi thất hiếu với cha mẹ nuôi thì bị xử giảm tội một bậc so với con đẻ”.

không được kiện lên quan đòi chia của cải, người trong họ hàng không được phép ép buộc con nuôi trở về bản tông để chiếm đoạt tài sản (điều 76). Con nhặt được trước khi nuôi phải đến quan ti nhận lãnh,… Nếu có cha mẹ đẻ thì phải được cha mẹ đẻ ưng thuận. Trẻ dưới 3 tuổi nhặt nuôi có thể mang họ cha mẹ nuôi nhưng không được phép lập tự vì là con ngoài huyết thống, con nuôi không có nghĩa vụ phải mang họ của cha mẹ nuôi. Quan hệ giữa cha mẹ, con nuôi có thể chấm dứt trong một số trường hợp như khi cha mẹ đẻ tuyệt tự, cha mẹ nuôi đã sinh con trai, cha mẹ nuôi không có con, con nuôi bỏ cha mẹ nuôi phụ lòng nuôi dưỡng, con nuôi khác họ làm rối loạn tông tộc, con nuôi ăn ở bất nghĩa, vô tình, …

PHẦN KẾT LUẬN

Qua tìm hiểu, ta có thể thấy trong chế độ hôn nhân – gia đình của

Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ có những điểm giống và khác

nhau rất rõ ràng. Nhìn chung, các triều đại phong kiến Việt Nam đều đã

nhận thấy vai trò to lớn của pháp luật, đều xem pháp luật là công cụ quan

trọng để xây dựng, tổ chức và vận hành bộ máy chính quyền, lợi ích của

nhân dân và dặc biệt là kiểm soát, nâng cao hiệu quả thực hiện quyền lực

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam

2. khotrithucso/doc/p/che-dinh-hon-nhan-trong-bo-quoc-

trieu-hinh-luat-

3. text.123docz/document/260565-che-dinh-hon-nhan-trong-

quoc-trieu-hinh-luat

4. file:///C:/Users/Admin/Downloads/Quoctrieuhinhluat