Phụ nữ sau sinh ăn gì, sinh hoạt như thế nào, cần kiêng khem những gì luôn là chủ đề được các mẹ quan tâm. Vì theo quan niệm dân gian, ở cữ không tốt thì sức khỏe của phụ nữ sau này sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Đặc biệt với các mẹ sinh mổ cơ thể yếu mà phải chịu nỗi đau từ vết mổ thì vấn đề dinh dưỡng lại càng quan trọng. Trong đó, nhiều người thắc mắc mới sinh mổ có ăn được tôm không? Liệu rằng ăn tôm có khiến vết mổ lâu lành, để lại sẹo lớn và thâm đen?
Phụ nữ mới sinh mổ ăn tôm được không?
Tôm, tép nói riêng và các loại hải sản nói chung đều là những thực phẩm bổ dưỡng và quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Với mẹ sau sinh cần phải bồi bổ cơ thể, bù đắp lượng máu mất đi và để đủ sữa cho con bú thì tôm chính một lựa chọn tốt trong thực đơn hàng ngày.
Bạn đang xem: Mẹ mới sinh mổ ăn tôm được không?
Tuy nhiên, theo quan niệm từ xưa, tôm có tính hàn, mẹ sau sinh ăn tôm có thể gây lạnh bụng. Hoặc theo quan niệm của Y học Trung Hoa, một số loại hải sản có vỏ có thể gây viêm, với mẹ sinh mổ là không tốt khiến vết mổ lâu lành, để lại sẹo lồi to.
Trên thực tế, khoa học chứng minh điều ngược lại. Tôm giàu protein, chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất giúp vết thương mau lành và nhanh chóng phục hồi cơ thể sau ốm. Vì thế, mẹ sinh mổ ăn tôm được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể ăn được.
Mẹ sau sinh mổ hoàn toàn có thể ăn tôm
Phụ nữ sinh mổ ăn tôm bao nhiêu là hợp lý?
Xem thêm : Bị ho kiêng ăn gì? Các món tuyệt đối không ăn khi bị ho tránh tình trạng nặng hơn
Mặc dù tôm bổ dưỡng và tương đối an toàn với mẹ sau sinh mổ, nhưng bạn vẫn nên hạn chế lượng ăn ở mức 350g trong khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần. Nếu lỡ ăn nhiều hải sản gồm cả tôm trong 1 tuần thì có thể giảm mức tiêu thụ trong tuần tiếp theo để cân bằng dinh dưỡng.
Hơn nữa, mặc dù tôm chứa omega-3 và nhiều axit béo nhưng đồng thời cũng chứa 1 lượng rất ít thủy ngân và các chất ô nhiễm khác. Các chất này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển và hệ thần kinh bé qua đường sữa mẹ, vì thế kiểm soát lượng tôm ăn ở mẹ mới sinh đang nuôi cho bú là rất quan trọng.
Tôm và những lợi ích mang lại cho mẹ mới sinh mổ
Như đã nói ở trên, tôm là loại thức ăn quen thuộc và bổ dưỡng. Trong nhóm hải sản, tôm chiếm khoảng 25% lượng tiêu thụ và được yêu thích hơn cả. Với phụ nữ sinh mổ, ăn tôm có thể mang lại các lợi ích sau:
Dồi dào protein và có hàm lượng đạm cao ngang bằng với những loại thịt như bò, gà, lợn,…. giúp vết thương ở mẹ mổ mau lành hơn và nhanh chóng hồi phục năng lượng sau sinh.
Cung cấp lượng canxi dồi dào: trong 100g tôm có chứa tới 70mg canxi, nằm trong top đầu những loại hải sản nhiều canxi nhất giúp bù đắp lượng canxi thiếu hụt, cung cấp canxi cho bé qua đường sữa mẹ và củng cố hệ xương ở người mẹ.
Tốt cho tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: tôm giàu axit béo omega 3 làm cholesterol trong máu từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, đột quỵ.
Xem thêm : Sinh ngày 1/11 là cung gì? Đặc điểm, tính cách của người sinh ngày 1/11
Chống trầm cảm, sáng da: Tôm nói riêng và hải sản nói chung có yếu tố giúp chống trầm cảm bởi chúng rất giàu axit béo omega 3. Tôm còn cung cấp vitamin D, tăng cường thị lực, cải thiện chức năng phổi, có lợi cho tim, da sáng hồng
Những trường hợp nào mẹ sinh mổ không nên ăn tôm
Tôm có nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ sinh mổ, tuy nhiên trong một vài trường hợp đặc biệt thì không nên ăn tôm để đảm bảo an toàn. Với trường hợp mẹ sinh mổ ăn tôm bị dị ứng, hoặc trước đó đã từng bị dị ứng với tôm thì không nên ăn tôm mà thay vào đó có thể ăn các loại thực phẩm khác có giá trị dinh dưỡng tương tự như trứng, thịt gà, bò,….
Đang cho con bú ăn tôm mẹ cần lưu ý đến các dấu hiệu dị ứng ở trẻ
Với mẹ đang cho con bú sữa mẹ, khi ăn tôm hay bất kỳ 1 loại thực phẩm nào khác cũng cần quan sát các dấu hiệu dị ứng trên em bé và dừng việc ăn tôm nếu em bé của mẹ dị ứng. Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để chắc chắn việc ăn tôm sau khi sinh mổ có ảnh hưởng hay không.
Trên đây là lời giải đáp của Soc&Brothers về vấn đề mẹ sinh mổ ăn tôm được không. Hi vọng sau bài viết này mẹ sẽ có kế hoạch và lên được thực đơn sau sinh tốt để đủ dinh dưỡng và nhanh chóng phục hồi sau sinh mổ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp